+Aa-
    Zalo

    Vì sao Mỹ kích hoạt chế độ tự hủy sau khi phóng thử tên lửa Minuteman III?

    (ĐS&PL) - Mặc dù vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III không thành nhưng quân đội Mỹ cho biết thử nghiệm này vẫn cung cấp các dữ liệu quan trọng về tên lửa.

    Ngày 1/11 (giờ địa phương), Không quân Mỹ kích hoạt chế độ tự hủy quả tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman III trên Thái Bình Dương. Được biết, nguyên nhân là do tên lửa gặp “sự cố bất thường” sau khi được phóng thử nghiệm từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở bang California (Mỹ).

    Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Tấn công toàn cầu thuộc Không quân Mỹ (AFGSC) cho biết: “LGM-30 Minuteman III không mang đầu đạn hạt nhân ở thời điểm tự hủy lúc 12h6 trên Thái Bình Dương”.

    Không quân Mỹ không nêu chi tiết nhưng cho biết họ đang thành lập nhóm phân tích điều tra sự việc. Theo quân đội Mỹ, vụ thử nghiêm nói trên vẫn cung cấp các dữ liệu quan trọng về tên lửa và AFGSC luôn “rút ra bài học từ mỗi lần phóng thử”, để có thể đảm bảo “độ tin cậy và độ chính xác liên tục” của hệ thống Minuteman III.

    vi sao my kich hoat che do tu huy sau khi phong thu ten lua minuteman iii 1
    Hình ảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III trong một thử nghiệm của không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ

    Trước đó, hôm 31/10, Chuẩn tướng Pat Ryder - người phát ngôn Lầu Năm Góc công bố thông tin Mỹ chuẩn bị tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman III để kiểm tra và khẳng định độ tin cậy của hệ thống răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ.

    Được biết, tên lửa LGM-30 Minuteman III có tầm bắn 13.000 km, được biên chế từ thập niên 1970. Đây là một phần trong bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ, bên cạnh tên lửa Trident III trên tàu ngầm lớp Ohio và vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược.

    Mỹ sở hữu khoảng 450 tên lửa Minuteman III đặt trong các hầm chứa nằm rải rác trên lãnh thổ, cùng khoảng 3.800 đầu đạn trong trạng thái chiến đấu và 2.000 đầu đạn niêm cất, theo thông tin trên RT.

    Mỗi tên lửa Minuteman III có thể mang một đầu đạn W87 với sức công phá tương đương 450.000 tấn thuốc nổ TNT hoặc ba đầu đạn W78, mỗi thiết bị có sức mạnh ngang 350.000 tấn thuốc nổ TNT và đủ sức tấn công các mục tiêu riêng biệt.

    XEM THÊM: Người phát ngôn Lầu Năm Góc nêu lý do Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III

    Thời gian qua, Không quân Mỹ thường xuyên tiến hành các vụ phóng thử Minuteman III không mang đầu đạn để chứng minh độ tin cậy cũng như nhằm thử nghiệm và các mục đích đánh giá khác.

    Các lần phóng thử nghiệm ICBM LGM-30 Minuteman III của Mỹ cũng đã gặp nhiều thất bại vì "nguyên nhân không xác định", chẳng hạn vào các năm 2018 và 2021.

    vi sao my kich hoat che do tu huy sau khi phong thu ten lua minuteman iii
    Tên lửa Minuteman III trong hầm chứa. Ảnh: Không quân Mỹ

    Washington dự định thay thế Minuteman III bằng tên lửa LGM-35A Sentinel đang trong quá trình nghiên cứu, dự kiến thực hiện một phần vào năm 2029.

    Dự kiến công tác thay thế sẽ đạt mức tối đa vào giữa những năm 2030. Ở thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ tuyên bố tên lửa Minuteman III vẫn là công cụ răn đe hiệu quả.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-my-kich-hoat-che-do-tu-huy-sau-khi-phong-thu-ten-lua-minuteman-iii-a597763.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan