+Aa-
    Zalo

    Vì sao không ai dám trục vớt “kho báu” hơn 1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal?

    (ĐS&PL) - Hơn 1.600 tấn vàng được cho là đang nằm dưới đáy hồ Baikal ở phía Đông vùng Siberia nhưng không một ai dám trục vớt.

    Truyền thuyết về kho báu vàng “khủng”

    Nằm ở phía Đông vùng Siberia của nước Nga, hồ Baikal có hình dạng giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ, mang vẻ đẹp “có một không hai” trên thế giới. Hồ còn được gọi với các tên đặc biệt như "Suối nguồn thế giới", “Hồ mặt trăng”, “Bắc Hải”, "Hòn ngọc nước Nga", "Biển hồ vô vàn giọt nước mắt"...

    Đây là hồ sâu nhất thế giới, được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận, với độ sâu lên đến 1.642 m. Hồ cũng giữ kỷ lục là hồ lâu đời nhất thế giới, khoảng 25 triệu năm tuổi, được hình thành do các chuyển động và đứt gãy của vỏ Trái đất.

    Bên cạnh đó, hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất hành tinh tính theo thể tích nước, chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất, đủ cho cả nhân loại dùng trong 40 năm. Được biết, hồ Baikal chứa 23.615 km3 nước và có diện tích bề mặt là 31.722 km2.

    Nước ở hồ Baikal có độ tinh khiết rất cao, gần như nước cất và trong tới mức có thể đạt được tầm nhìn lên đến 40m. Điều này có nghĩa là nếu chèo thuyền trên mặt hồ thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ sinh thái tuyệt vời bên dưới. Vào mùa Đông, mặt hồ đóng băng trông hệt như một dải pha lê trong suốt.

    Mặt hồ Baikal đóng băng trông hệt như một dải pha lê trong suốt vào mùa Đông.

    Mặt hồ Baikal đóng băng trông hệt như một dải pha lê trong suốt vào mùa Đông.

    Hồ Baikal cũng là hồ duy nhất có nước được oxy hóa ở những điểm sâu nhất. Vì thế, nước ở dưới đáy hồ vẫn giàu oxy, giúp nhiều sinh vật có thể sinh sống và định cư bất chấp độ sâu đáng kinh ngạc. Đặc biệt, nơi đây ẩn chứa rất nhiều truyền thuyết bí ẩn mà cho tới nay vẫn chưa có lời giải đáp.

    Một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất về hồ Baikal là việc dưới đáy hồ có chứa hơn 1.600 tấn vàng, ước tính giá trị lên đến hơn 90 tỷ USD.

    Tương truyền, vào năm 1917 sau Công Nguyên, khi Sa Hoàng Nicholas II gần như kiệt quệ, nhiều quý tộc đại diện cho các thế lực phong kiến cũ tại Nga đã cố gắng thu gom rất nhiều vàng bạc châu báu để di cư sang phía Tây. Họ đụng độ kẻ thù truy đuổi khi đi qua hồ Baikal. Khi này, các quý tộc đã bỏ lại tổng cộng 1.600 tấn vàng để chúng chìm thẳng xuống đáy hồ.

    Có một phiên bản khác cho rằng, đó là số vàng do chính Sa Hoàng Nicholas II sưu tập và sở hữu. Trên đường vận chuyển để giấu chúng ở một nơi khác, cả đoàn người đi qua hồ Baikal nhưng gặp phải tình trạng tan băng. Do hồ quá rộng và không thể thoát kịp, toàn bộ 1.600 tấn vàng và đội quân hộ tống đều chìm xuống đáy hồ.

    Vì sao không một ai dám trục vớt vàng dưới hồ Baikal?

    Không phải không có ai nhóm ngó “kho báu khổng lồ này” nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Theo các chuyên gia, không phải họ không muốn trục vớt mà là không dám bởi các nguyên nhân đáng sợ dưới đây.

    Nguyên nhân đầu tiên nằm ở cấu tạo và vị trí của hồ Baikal. Vào năm 2015, theo người dân quanh vùng phát hiện, điểm sâu nhất của hồ có thể lên tới 1.637 m và tổng dung tích của hồ vượt quá 2,36 tỷ m3. Để các đơn vị cá nhân đầu tư trục vớt, các nỗ lực gần như là không thể.

    Hồ Baikal có địa hình đáy hồ phức tạp, dòng chảy ngầm mạnh, và tầm nhìn dưới nước rất thấp, khiến mọi nỗ lực tiếp cận đều gặp rủi ro lớn. Các chuyên gia nhận định, ngay cả với công nghệ hiện đại, việc lặn xuống đáy hồ sâu gần 2.000 m để tìm kiếm và đưa lượng vàng lớn như vậy lên mặt nước gần như là bất khả thi.

    Chi phí để trục vớt số vàng được đồn đại cũng là một trở ngại lớn. Việc thực hiện chiến dịch trục vớt đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực, công nghệ, và thiết bị.

    Truyền thuyết kể rằng dưới đáy hồ Baikal có hơn 1.600 tấn vàng.

    Truyền thuyết kể rằng dưới đáy hồ Baikal có hơn 1.600 tấn vàng.

    Ngoài ra, hồ Baikal nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn. Dữ liệu cho thấy, cứ khoảng 10 năm lại có các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ Richter và khoảng 30 năm sẽ có các trận động đất thảm khốc khoảng 9 độ Richter.

    Một số trận động đất lớn được ghi lại trong lịch sử có thể kể tới vào các năm 1862 và 1959. Hồi năm 1960, một trận động đất mạnh tới 9,5 độ Richter xảy ra ở hồ Baikal ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc địa chất xung quanh và mực nước của hồ.

    Nguyên nhân thứ hai là bên trong hồ Baikal vẫn còn bảo lưu rất nhiều loài động vật nước ngọt thời Đệ tam như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập… Đại đa số những cá nhân có ý định truy tìm kho báu đã từ bỏ sau khi nghe nói ở đây có cả những giống loài cực kỳ nguy hiểm.

    Nếu như các tác động đến từ con người làm cho môi trường hồ Baikal bị tổn hại nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và thậm chí cả tài nguyên khoáng sản tại đây đều có thể bị ảnh hưởng. Đây có thể là một tổn thất cho cả nhân loại trong hiện tại và tương lai.

    Thay vì cố gắng săn tìm “kho báu” có thể chỉ tồn tại trong truyền thuyết, việc bảo vệ hồ Baikal và hệ sinh thái độc đáo ở nơi đây mới là điều quan trọng hơn cả. Là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, Baikal không chỉ là nguồn cung cấp nước sạch, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị khoa học, lịch sử, và văn hóa đặc biệt.

    Nguyên nhân thứ ba là nếu thực sự tìm thấy vàng trong quá trình trục vớt thì số vàng này sẽ thuộc về ai. Hồ Baikal đã được chọn là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1996. Từ góc độ này, hồ Baikal dường như thuộc về tất cả mọi người và của cả nhân loại.

    Tuy nhiên, những cư dân bản địa sinh sống xung quanh hồ là dân tộc thiểu số Irkutsk. Nếu nhìn vào đường biên giới, hồ Baikal nằm trên lãnh thổ của cả Cộng hòa Buryatia và Irkutsk Oblast. Thế nên, mọi người không có cách nào để đưa ra một tuyên bố tương đối thống nhất rằng toàn bộ hồ sẽ thuộc về ai.

    Ngoài các nguyên nhân trên, còn có rất nhiều chuyện ly kỳ về hồ Baikal khiến không ai dám liều mạng động đến nơi này. Cụ thể, theo lời kể của những người dân sống quanh hồ Baikal, họ thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ, từ hình lâu đài cho đến xe lửa, tàu thuyền… Đôi khi vào ban đêm, từ phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng rất đáng sợ.

    Hồ Baikal cũng được đồn là có chứa “ma thuật siêu nhiên” nào đó có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đây là lý do vì sao nhiều người sẵn sàng mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.

    Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về hồ Baikal.

    Có rất nhiều câu chuyện ly kỳ về hồ Baikal.

    Thậm chí, có rất nhiều báo cáo liên quan đến UFO và người ngoài hành tinh tại hồ Baikal. Những câu chuyện liên quan đến UFO tại đây lại đến từ những tập tài liệu bí mật của Hải quân Liên Xô. Đáng chú ý trong tập tài liệu đó là vụ tai nạn máy bay thương mại khó hiểu xảy ra vào năm 1958.

    Thời điểm đó, máy bay chở khách Tupolev Tu-154 gặp nạn và lao thẳng xuống mặt nước hồ đóng băng. Báo cáo cho hay, vụ tai nạn không hề liên quan đến các vấn đề kỹ thuật hay do lỗi của phi công trưởng. Nguyên nhân Tupolev Tu-154 gặp nạn là vì bị một UFO khổng lồ truy đuổi.

    Vào năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Baikal những vòng tròn kỳ lạ đường kính lên tới 4,4 km, có thể nhìn thấy từ vệ tinh ngoài Trái đất. Hai năm sau đó, một chiếc tàu có tên Yamaha đã mất tích ở hồ vì hút vào các xoáy nước lớn. Nhiều người cho rằng, đó là bằng chứng cho sự hiện diện của người ngoài hành tinh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vi-sao-khong-ai-dam-truc-vot-kho-bau-hon-1-600-tan-vang-duoi-ay-ho-baikal-a483152.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan