+Aa-
    Zalo

    Vì sao khi ăn khoai tây phải gọt vỏ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hầu hết mọi người khi ăn khoai tây đều gọt bỏ vỏ của chúng và nấu chín. Nhưng thực tế có an toàn không khi ăn khoai tây còn nguyên cả vỏ bên ngoài?

    (ĐSPL) - Hầu hết mọi người khi ăn khoai tây đều gọt bỏ vỏ của chúng và nấu chín. Nhưng thực tế có an toàn không khi ăn khoai tây còn nguyên cả vỏ bên ngoài?

    Nhiều người lo ngại rằng, không nên ăn cả vỏ bên ngoài của củ khoai tây vì chúng không an toàn để ăn do có chứa nhiều độc tố nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, hầu hết mọi người thường ăn khoai tây nướng, khoai tây chiên hoặc khoai tây xào, ninh… mà rất ít người ăn sống chúng như khi ăn chúng với cà rốt hoặc trái táo.

    Thực tế, đúng như lo ngại của mọi người, ăn khoai tây sống hoặc ăn khoai tây còn nguyên cả vỏ không tốt cho sức khỏe. Bởi vì khoai tây có chứa một chất hóa học là alkaloid. Mặc dù chất hóa học này thường tập trung nhiều ở hoa và mầm của cây khoai tây là chủ yếu nhưng phần vỏ xanh của củ khoai tây vẫn chứa chúng.

    Do đó, ăn khoai tây sống, nhất là ăn củ khoai tây mọc mầm hoặc ăn củ khoai tây không gọt vỏ, bạn sẽ hấp thụ nhiều hơn nồng độ các alkaloid độc hại. Đây là thủ phạm gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, co giật, ảo giác, đau đầu, nhịp tim bất thường, các vấn đề hô hấp và thậm chí tử vong…

    Khuyến cáo được đưa ra là, để loại bỏ các độc tố hóa học alkaloid ở củ khoai tây khi ăn, bạn nên gọt bỏ vỏ khoai tây nhằm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm độc.

    Vì sao khi ăn khoai tây phải gọt vỏ?

    Nếu ăn một củ khoai tây cả vỏ nó tuy không thể làm hại sức khỏe của bạn ngay lập tức nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn duy trì thói quen ăn khoai tây chín và bỏ vỏ (Ảnh minh họa)

    Thậm chí, bạn cũng nên tránh ăn những củ khoai tây xanh vì chúng vẫn sẽ chứa chấp độc tố alkaloid dù ở mức thấp. Nhưng nếu bạn ăn chúng với số lượng lớn hoặc ăn chúng thường xuyên, bạn có thể tích lũy alkaloid trong máu và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe về sau.

    Một cách khác để giảm thiểu những độc tố alkaloid từ việc ăn khoai tây, bà nội trợ nên nhất thiết nấu chín khoai tây trước khi ăn uống thay vì ăn sống hoặc ăn cả vỏ khoai tây. Bởi vì nhiệt độ trong quá trình chế biến có thể phân hủy các alkaloid tích tụ và gây độc tính trong củ khoai tây. Gọt bỏ vỏ ngoài cùng của củ khoai tây làm giảm alkaloids. Chú ý cắt những mầm xanh nhú trên củ khoai tây cũng giảm thiểu các độc tố được tích lũy.

    Lời khuyên:

    Ăn một củ khoai tây cả vỏ tuy không thể làm hại sức khỏe của bạn ngay lập tức nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn duy trì thói quen ăn khoai tây chín và bỏ vỏ. Bởi vì hóa chất alkaloid có trong vỏ và mầm khoai tây có thể tích lũy và gây hại dần dần cho cơ thể bạn theo thời gian. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-khi-an-khoai-tay-phai-got-vo-a63696.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan