+Aa-
    Zalo

    Vì sao 60 triệu đồng của nhà đầu tư.bỗng dưng biến mất?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào ngày T+3, số dư tiền bỗng dưng biến mất trên tài khoản của nhà đầu mở tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Câu hỏi đặt ra là, liệu công ty có trục lợi...

    Vào ngày T+3, số dư tiền bỗng dưng biến mất trên tài khoản của nhà đầu mở tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Câu hỏi đặt ra là, liệu công ty có trục lợi tài khoản khách hàng?
    Vì sao 60 triệu đồng của nhà đầu tư...bỗng dưng biến mất?
    60 triệu đồng của nhà đầu tư...bỗng dưng biến mất? (Ảnh: ĐTCK).
    Theo quy trình thanh toán thông thường, tiền của nhà đầu tư (NĐT) sẽ được chuyển về tài khoản vào ngày T+3. Ngay cả khi tiền chưa chuyển về, thì tài khoản vẫn phải hiển thị dòng tiền sẽ về
    Nhưng, NĐT mở tài khoản tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) lại thấy “biến mất” khoản 60 triệu đồng trong một nửa ngày. Câu hỏi đặt ra là, liệu có khả năng ACBS lạm dụng tài khoản NĐT?
    Bức xúc của NĐT
    Theo ghi nhận của báo Đầu tư Chứng khoán, chiều ngày 28/2, Báo này nhận được thông tin phản hồi đầy bức xúc của NĐT tên Quang, mở tài khoản tại Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết: NĐT có giao dịch bán chứng khoán vào thứ Ba, 25/2, với tổng giá trị xấp xỉ 160 triệu đồng. Thông thường, đến ngày T+3, tức thứ Sáu, 28/2, tiền NĐT sẽ phải về tài khoản.
    Thế nhưng, truy cập tài khoản vào sáng ngày 28/2, NĐT thấy khoản vay giao dịch ký quỹ (margin) trị giá 90 triệu đồng đã bị trừ, còn số tiền còn lại 60 triệu đồng không thấy hiển thị trong số dư tài khoản.
    “Lẽ ra vào sáng ngày T+3, tiền đã phải về tài khoản của tôi, nhưng tôi không thấy. Ngay cả khi quy trình thanh toán vì lý do gì đó bị chậm trễ, thì tài khoản cũng phải hiển thị là có dòng tiền sẽ về”, NĐT tên Quang cho biết.
    Với lý do này, ông Quang cho hay, hoàn toàn có thể đã có tình trạng lạm dụng tài khoản của NĐT tại ACBS.
    “Tôi đã gọi điện cho cả nhân viên giao dịch, kiểm soát viên và lãnh đạo ACBS, nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, và bảo chờ. Sau một hồi phản ứng với Công ty, đến tận 14.15 phút chiều nay, tiền mới về tài khoản. Nếu tôi không phản ứng, điều gì sẽ diễn ra”, NĐT cho biết.
    ACBS có trục lợi?
    Trao đổi với báo chí, ông Phạm Phú Khôi, Tổng giám đốc ACBS cho biết, tại ACBS, nhân viên không có cơ hội nào để trục lợi tài khoản NĐT.
    “Ngay từ khi thành lập ACBS, lãnh đạo ngân hàng ACB đã chủ trương đặt an toàn lên trên hết. Toàn bộ tài khoản tiền của NĐT đều được ngân hàng trực tiếp quản lý. Trong điều kiện bình thường, ACBS không thể kiểm tra được NĐT có bao nhiêu tiền. Chỉ khi có lệnh giao dịch đặt vào hệ thống, CTCK mới tự động kiểm tra tài khoản tiền, nếu có đủ tiền thì chuyển lệnh vào Sở GDCK, nếu không, lệnh sẽ bị hủy”, ông Khôi nói.
    Vì sao 60 triệu đồng của nhà đầu tư...bỗng dưng biến mất?
    VN Index có thể đạt 655 điểm năm nay?
    Cũng theo ông Khôi, tình trạng của NĐT Quang là bình thường trong những ngày qua, vì có yếu tố bên ngoài từ phía ngân hàng, chứ không phải từ CTCK.
    “Đến tuần trước, dư nợ cho vay chứng khoán của ACB đã gần chạm mức giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nên các tài khoản giao dịch margin khi có dòng tiền về sẽ bị ngân hàng trực tiếp phong tỏa toàn bộ. Sau khi nhân viên ngân hàng kiểm tra tất toán vay nợ trên tài khoản margin, thì phần thừa nếu có mới được chuyển về tài khoản khách hàng. Chúng tôi không can thiệp bất kỳ điều gì vào quy trình trên” - ông Khôi lý giải về tình trạng số dư tiền bỗng nhiên biến mất trên tài khoản của khách hàng.
    Giải thích về tình trạng trên, ông Khôi cho hay, do hệ thống công nghệ thông tin của ACBS được thiết kế trên cơ sở cho phép kết nối thẳng với ACB, nhưng chỉ với ACB mà không với các ngân hàng khác, nên khi ACB bị giới hạn tỷ lệ cho vay, thì khách hàng cũng không thể vay margin từ nguồn mới.
    Nói về hướng khắc phục tình trạng này, ông Khôi cho hay: “Cách làm hiện nay dù an toàn tuyệt đối cho NĐT, nhưng lại hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ đòn bẩy cho khách hàng, và khách hàng cũng chỉ có thể mở tài khoản tại ACB. Chúng tôi đang tiến hành đầu tư hệ thống công nghệ mới, cho phép kết nối với các NHTM khác, chứ không chỉ riêng với ACB. Khi đó, NĐT sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ tài chính đa dạng và dễ dàng mở tài khoản tại các ngân hàng có liên kết”.
    Theo Đầu tư Chứng khoán
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-60-trieu-dong-cua-nha-dau-tubong-dung-bien-mat-a23665.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan