+Aa-
    Zalo

    "Vàng giả chất lượng cao" của Trung Quốc: Làm sao để nhận dạng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vàng giả là loại có hình dạng, màu sắc, kết cấu giống với vàng nhưng không phải vàng. Loại thứ hai vẫn quen gọi là vàng giả thực chất là vàng không nguyên chất..

    (ĐSPL) - Vàng giả là loại có hình dạng, màu sắc, kết cấu giống với vàng nhưng không phải vàng. Loại thứ hai vẫn thường quen gọi là vàng giả thực chất là vàng không nguyên chất.

    Vàng giả "chất lượng cao", lửa đèn khò thử không ra

    Thông tin trên báo Tuổi trẻ, được sản xuất một cách tinh vi, loại vàng “rởm” này qua mặt được hầu hết các loại máy kiểm tra chất lượng vàng hiện nay.

    Anh T.Q.P, chủ một tiệm vàng trên đường Giếng Đáy (phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long) kể cuối tháng 10, có hai thanh niên đi xe ôm đến cửa hàng của anh và nói muốn bán khoảng 7 lượng vàng nguyên liệu. Anh P dùng đèn khò để kiểm tra số vàng trên.

    “Khi hơ qua lửa, nếu là vàng xấu thì sẽ bị đen đi. Tuy nhiên, loại vàng này thì vẫn giữ được màu vàng khá tự nhiên dưới sức nóng đèn khò, chỉ hơi bị sạn một tý nên tôi đánh giá chất lượng vàng chỉ hơi kém, định giá 3 triệu đồng/chỉ, thấp hơn giá vàng 9999 khoảng 70.000 đồng. Tổng cộng 7 cây vàng tôi mua hết 210 triệu đồng”, anh P. nói.

    Sau đó, khi đem số vàng trên đi phân kim, anh P. mới ngã ngửa khi biết thành phần vàng trong đó chỉ chiếm 50\%, còn lại là kim loại vonfram, tương đương với việc anh phải mua vàng đắt hơn cả trăm triệu đồng.

    Một số miếng vàng giả (thực chất là vàng pha tạp) phát hiện tại Quảng Ninh. (Ảnh: Tuổi Trẻ). 

    Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, thực tế, theo giới chuyên gia, loại vàng​ nói trên không phải vàng giả, mà chỉ là vàng bị pha tạp (không nguyên chất). Tuy nhiên, từ trước đến nay, người Việt Nam vẫn mặc định vàng 9999 mới là vàng thật, nên những loại pha tạp hoặc có tỷ lệ vàng thấp bị coi là giả (sau đây thuật ngữ vàng giả, vàng "rởm" được dùng cho loại này).

    Ông Lưu Phúc Bình, giám đốc công ty Vàng bạc đá quý TP Hạ Long (HJC), cho báo Tuổi trẻ biết: "Loại vàng “rởm” này thì ở Việt Nam không pha trộn được, phải nhập ngoại về. Trong đó, hàm lượng vàng chỉ khoảng 30-50\% nên không thể chế tác trang sức được vì không có độ dẻo và không dát mỏng được.

    Hiện nay, các loại máy soi khó có thể phát hiện được, và việc xác định cũng chỉ mang tính tương đối, thực sự phải cần người có kinh nghiệm mới xác định được loại vàng này”.

    Ông Bình cũng lưu ý các cửa hàng vàng bạc đá quý là không mua vàng thỏi từ khách lẻ bên ngoài mà nên mua từ những địa chỉ uy tín để tránh tiền mất, tật mang. Việc mua vàng từ các doanh nghiệp có uy tín với đầy đủ chứng từ cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho những người kinh doanh.

    Nhận diện "vàng giả" bằng cách nào?

    Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, giáo sư Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý vàng và trang sức Việt cho rằng, gọi vàng không nguyên chất là vàng giả là chưa chính xác.

    Vàng giả là loại có hình dạng, màu sắc, kết cấu giống với vàng nhưng không phải vàng. Loại thứ hai vẫn thường quen gọi là vàng giả thực chất là vàng không nguyên chất. Như trường hợp của các chủ tiệm vàng ở Hạ Long (Quảng Ninh), ông Thị cho rằng, đó là vàng không nguyên chất.

    Dùng đèn khò hay đá thử vàng là cách truyền thống được nhiều chủ tiệm vàng áp dụng. 

    Có kinh nghiệm lâu năm trong ngành vàng, ông Thị chia sẻ, một số nguyên tố có thể pha với vàng để tạo ra vàng không nguyên chất là kẽm, niken, bạc, chì, song phổ biến hơn cả là vonfram. Tỷ lệ pha chế sẽ tùy theo chất lượng của từng thỏi vàng giả. Theo ông, cách để nhận biết độ nguyên chất của vàng nhanh và chính xác nhất là đo bằng máy phân tích, phân kim.

    “Dùng đèn khò hay đá thử vàng là cách truyền thống được nhiều chủ tiệm vàng áp dụng. Tuy nhiên, thông thường, chỉ những chủ tiệm lâu năm mới có thể có kinh nghiệm để làm việc này. Còn lại, với việc pha trộn ngày càng tinh vi thì cách tốt nhất là máy đo, cuối cùng là phân kim”, ông Thị chia sẻ. Theo ông, chi phí cho việc thử này cũng không cao tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng áp dụng vì chủ quan.

    Ông Thị cho rằng, những người thợ cực giỏi và có kinh nghiệm mới nhận biết được vàng thật, giả thông qua máy khò. Khi khò, họ cũng phải nắm được các nguyên tắc về nhiệt độ, màu lửa, chất nào nóng chảy trước, chất nào chảy sau. Phương pháp đá thử vàng cũng có thể áp dụng tuy nhiên khá nhiều công đoạn và chủ tiệm phải mua thiết bị.

    Một chuyên gia khác về vàng cho hay, ưu điểm của phương pháp phân kim là giúp phân định rõ ràng tỷ lệ, hàm lượng vàng nguyên chất. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ làm cho vàng bị đun nóng, trở về dạng nguyên thủy và có nguy cơ bị hao hụt trong quá trình xử lý. Do đó, cách làm này thường ít được lựa chọn.

    AN NHIÊN (Tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vang-gia-chat-luong-cao-cua-trung-quoc-lam-sao-de-nhan-dang-a119148.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.