Trứng và sữa đậu nành là đồ ăn, thức uống được nhiều người yêu thích bởi nó được chuẩn bị nhanh, có nhiều dinh dưỡng, nhất là đạm và vitamin. Loại thực phẩm này giúp no lâu, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để cơ thể có thể học tập và làm việc năng suất.
VTC News thông tin, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, 100g đậu này chứa 34g đạm, 18g chất béo, 24g tinh bột cùng nhiều loại vitamin A,B1, B2, D, E, có lợi cho sức khoẻ. Lượng đạm từ đậu nành cao hơn cả cá và thịt bò. Hơn nữa, trong đậu này có 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid.
Trong một quả trứng gà chứa 11,6g chất béo, 55mg canxi; trứng vịt 14,2g chất béo, 71mg canxi. Trứng vịt có lượng calo cũng như hàm lượng protein, chất béo, vitamin cao hơn so với trứng gà. Vậy uống sữa đậu nành kết hợp ăn trứng có sao không?
Có nên uống sữa đậu nành kết hợp ăn trứng?
Cả trứng và sữa đậu đều là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên nếu cùng lúc nạp 2 sản phẩm này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tuy no nhưng lại rất khó chịu.
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, vì sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng sữa đậu nành cũng chứa trypsin, chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể.
Khi kết hợp trứng và sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
Nếu muốn ăn cả trứng và uống sữa đậu, bạn nên ăn/uống chúng cách nhau từ một đến hai tiếng.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành
Ngoài chú ý khi dùng sữa đậu nành chung với trứng, bạn cũng nên lưu ý thêm một số điều không nên sau khi uống sữa đậu nành để bảo vệ sức khoẻ:
Không uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi kỹ: Sữa đậu nành sống chứa các chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác. Uống sữa đậu nành không được đun sôi kỹ có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, nguy hiểm hơn là dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Không uống sữa đậu nành khi đói: Nếu cơ thể đói mà uống sữa đậu nành sẽ làm các chất dinh dưỡng chuyển hoá thành nhiệt lượng và tiêu thụ mất, những công dụng của nó đối với cơ thể sẽ không còn.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành: Sử dụng quá nhiều sữa đậu nành gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, bạn không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Những người bị bệnh gout, thể chất kém, tinh thần hay mệt mỏi không nên uống nhiều sữa đậu nành.
Trứng kỵ thực phẩm nào?
Quả hồng
Cũng theo báo Sức khỏe & Đời sống, hồng và trứng đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi kết hợp với nhau lại là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Một số loại thịt
Thịt ngỗng, thịt thỏ là những thực phẩm có tính hàn lại kết hợp với trứng - thực phẩm cũng có tính hàn sẽ gây phản ứng kích thích hệ tiêu hoá, tiêu chảy. Kết hợp thịt rùa với trứng có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Óc lợn
Ăn trứng kết hợp với óc luộc làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng huyết áp
Trà xanh
Axit tannic trong lá chè kết hợp với protein trong trứng tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột, gây táo bón, tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Nguyễn Linh(T/h)