+Aa-
    Zalo

    Uống rượu thế nào giúp đàn ông kéo dài tuổi thọ thêm 12 năm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Uống rượu vừa phải là một trong năm yếu tố có thể giúp kéo dài tuổi thọ từ 14 năm đối với nữ và 12,2 năm đối với nam giới.

    Gần đây nhất, một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Circulation vào cuối tháng 4/2018, đã kiểm tra tác động của các yếu tố lối sống lành mạnh tác động đến dân số. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ rượu vừa phải là một trong năm yếu tố có thể giúp kéo dài tuổi thọ từ 14 năm đối với nữ và 12,2 năm đối với nam giới.

    Trong tình trạng con người đang ngày càng uống quá nhiều rượu, có nhiều nghiên cứu cho thấy đồ uống có cồn là nguyên nhân gây ung thư ở người. Kết quả khoa học đều xác nhận chất ethanol trong rượu là chất gây ung thư cho con người. Uống rượu có thể gây ung thư vú, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và đại trực tràng...

    Nếu uống quá nhiều rượu, sau khi tỉnh bạn sẽ bị đau đầu, về lâu dài sẽ nguy hại cho cơ thể.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì không có mức độ uống rượu an toàn hoặc vô hại, rượu là một yếu tố dẫn tới hơn 200 loại bệnh tật và thương tích cơ thể ở người.

    Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây về “ngưỡng nguy cơ tiêu thụ rượu” được công bố trên tạp chí y khoa Anh The Lancet đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi giới hạn mức tiêu thụ rượu thấp hơn mức khuyến cáo theo hướng dẫn hiện hành của hầu hết các quốc gia. Theo đó thì: Một vài đồ uống có cồn nếu uống đúng liều lượng đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ một số bệnh ung thư nhất định, giúp não bộ loại bỏ độc tố và ngăn chặn trầm cảm.

    Dữ liệu từ nghiên cứu này đã yêu cầu giảm các hướng dẫn tiêu thụ rượu hiện tại xuống 100g mỗi tuần cho cả nam và nữ (đối với loại thức uống có cồn tiêu chuẩn tương đương với 10 đơn vị). Đơn vị uống khuyên dùng tại nước Anh hiện tại là 14 đơn vị, Chile là 14,3, Ireland 17 và Tây Ban Nha là 28...

    Ở Châu Á, như Hồng Kông chẳng hạn, giới hạn này là 20 đơn vị cho nam và 10 đơn vị cho nữ. Tuy nhiên, Sở y tế ở đây vẫn cảnh báo: “'Nguy cơ thấp' không phải là 'không có rủi ro'. Ngay cả trong những giới hạn này, người uống rượu vẫn có thể xảy ra vấn đề nếu họ uống quá nhanh, người có vấn đề sức khỏe hoặc cao tuổi. Nếu bạn cần uống thì hãy uống một cách hợp lý.”

    Mối quan hệ giữa tiêu thụ rượu và tử vong trong nhiều thập kỷ được biểu diễn bằng đường cong hình chữ J. Tiến sĩ Erik Skovenborg, một chuyên gia người Đan Mạch về y học gia đình có quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của người uống rượu, đã mô tả nó bằng một đường cong: “Đường cong bắt đầu với nguy cơ tử vong tăng cao, đặc biệt là nhồi máu cơ tim ở những người không uống rượu, rồi xuống thấp hơn ở những người uống rượu ở mức vừa phải. Nhưng khi lượng rượu uống nhiều lên thì nguy cơ tử vong cũng tăng cao lên.”

    Đường cong J cho thấy mức độ tiêu thụ rượu vừa phải có thể tốt hơn cho sức khỏe hơn là không uống chút nào.

    Để tạo ra được đường cong hình chữ J này, Skovenborg cho biết ông đã dựa trên nghiên cứu một số lượng lớn người, kể cả châu Âu hay Châu Á.

    Thực tế, có nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng uống một ít rượu còn tốt hơn không uống gì cả, và chỉ khi nào người ta uống vượt 3-4 lần mức yêu cầu mới phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Điều này rất khác với việc hút thuốc, càng hút nhiều thuốc lá thì nguy cơ sức khỏe càng cao.

    Tiến sĩ Skovenborg không đồng ý với lập luận rằng mức tiêu thụ rượu vừa phải sẽ gây ung thư.

    "Tiêu thụ rượu vừa phải có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Ví dụ như ung thư thận và máu." - ông nói - “Bằng chứng được thể hiện qua các nghiên cứu quan sát những người uống khoảng 30g rượu mỗi ngày. Kết quả thu được cho phép chúng tôi bác bỏ lập luận tiêu cực ban đầu về rượu."

    Tiến sĩ Erik Skovenborg.

    Tuy nhiên, tiến sĩ Robert Lazzara, người sáng lập mạng lưới thông tin y tế của Mỹ Medical News Minute, không cho rằng khuyến cáo về tiêu thụ rượu của bất kỳ quốc gia nào là chính xác. Ông phản đối việc áp dụng lượng rượu chung cho cả nam lẫn nữ giống nhau.

    Theo một nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Y học New England thì phụ nữ hấp thu tới 30% rượu nhiều hơn nam giới sau khi uống cùng một lượng. Điều này được lý giải là do cơ thể phụ nữ có chứa ít nước hơn so với nam giới. Phụ nữ thường có lượng dehydrogenase (AHD) thấp hơn trong dạ dày và gan so với nam giới (AHD phân giải rượu); và các yếu tố nội tiết tố cũng có thể đóng một vai trò trong việc làm cho phụ nữ dễ bị ảnh hưởng của rượu hơn.

    Tiến sĩ Lazzara nói: “Tôi tin là một lượng nhỏ rượu vang, từ một đến 2 ly mỗi ngày, là rất có lợi. Tuy nhiên tôi không cho rằng nếu bạn bỏ lỡ mất một ngày bạn thì nên tăng gấp đôi vào ngày hôm sau.

    Việc mọi người hay sử dụng rượu trong bữa ăn, thưởng thức với người thân và bạn bè trong các dịp kỷ niệm, trong một sự kiện thể thao hay thư giãn vào cuối ngày, tôi cho là nên cần thiết có. Chỉ có điều nên luôn giữ ở mức vừa phải. Nếu bạn thức dậy vào sáng ngày hôm sau với bất kỳ tác dụng phụ khó chịu nào, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã vượt quá mức tiêu thụ rượu an toàn.”

    Tiến sỹ y khoa Robert Lazzara.

    Vào tháng 2/2018, Tiến sĩ Iben Lundgaard và một nhóm nghiên cứu tại Khoa phẫu thuật thần kinh của Đại học Rochester ở New York đã đăng tải một bài báo trên tạp chí trực tuyến Scientific Reports để kiểm tra ảnh hưởng của rượu lên não. Họ đi đến kết luận rằng mức độ uống rượu thấp - 2,5 đơn vị/ngày cho một người nặng 70kg - sẽ làm giảm viêm và giúp não loại bỏ độc tố, bao gồm cả những người có dấu hiệu bị bệnh Alzheimer”.

    Rượu, khi được uống với số lượng hợp lý, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến hầu hết tất cả các bộ phận sinh lý của chúng ta. Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã xuất bản một bài báo vào năm 2012 rằng kết quả uống rượu vừa phải - 5g đến 15g một ngày - có tác dụng đáng kể làm giảm nguy cơ trầm cảm, đặc biệt là rượu vang.

    Gần đây nhất, một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Circulation vào cuối tháng 4/2018, đã kiểm tra tác động của các yếu tố lối sống lành mạnh tác động đến dân số cho thấy việc tiêu thụ rượu vừa phải là một trong năm yếu tố có thể giúp kéo dài tuổi thọ từ 14 năm đối với nữ và 12,2 năm đối với nam giới.

    Mặc dù có nhiều cảnh báo cho rằng đừng quên rằng những người uống rượu vừa phải này cũng thường tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh nên mới có thể sống lâu hơn. Do vậy, tuổi thọ của họ còn dựa vào nhiều nguyên nhân khác hơn chỉ là do uống rượu như vang đỏ chẳng hạn.

    Nhưng theo như lời của Tiến sĩ Kari Poikolainen, tác giả của cuốn "Uống rượu hoàn mỹ và những đối lập" thì : “Sống là một sự mạo hiểm, do vậy nếu có khả năng giúp nó kéo dài hơn thì việc uống rượu vừa phải vẫn tốt hơn là kiêng không uống.”

    Trong một thập kỉ qua, số người lạm dụng rượu bia đã tăng mạnh.

    Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn uống rượu cho hợp lý:

    1. Biết giới hạn của mình ở đâu.

    2. Rượu tốt hơn bia, nhưng cả hai thứ này đều tốt hơn rượu mạnh.

    3. Hãy ăn trong khi uống. Tiến sĩ Skovenborg nói: “Nếu bạn uống rượu với thức ăn, thì có tới 20% rượu sẽ được chuyển hóa trong dạ dày bởi niêm mạc dạ dày ADH”.

    4. Uống nước sau mỗi lần uống đồ uống có cồn sẽ làm chậm lại tác dụng của rượu bằng cách pha loãng những gì bạn uống.

    5. Đừng bao để mình uống đến say bét nhè.

    Minh Minh(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uong-ruou-the-nao-giup-dan-ong-keo-dai-tuoi-tho-them-12-nam-a229023.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan