+Aa-
    Zalo

    Cách uống rượu an toàn trong ngày Tết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngày Tết, thay vì từ chối uống rượu bia thì hãy tự trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn để uống rượu mà không gây hại cho bản thân.

    Ngày Tết, thay vì từ chối uống rượu bia thì hãy tự trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn để uống rượu mà không gây hại cho bản thân.

    Ngày Tết để tăng thêm tình cảm, giúp gắn kết các mối quan hệ người thân, gia đình, bạn bè... thì khó có thể từ chối chén rượu mời. Tuy nhiên uống rượu như thế nào, uống bao nhiêu là an toàn thì không phải ai cũng biết.

    Thay vì từ chối uống rượu trong ngày Tết thì hãy tự trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn để uống rượu mà không gây hại cho bản thân.

    Ngày Tết không nên từ chối uống rượu, nhưng cần biết uống bao nhiêu là an toàn.

    Tác hại khi uống rượu 'quá chén'

    ThS BS Võ Ngọc Quốc Minh, khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay, trong rượu bia chứa ethanol, có thể gây độc hại nếu sử dụng nhiều.

    Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống.

    Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể bị kích động, la hét, nói ngọng. Ngộ độc nặng hơn thì dẫn đến lơ mơ, hôn mê, khó thở, suy hô hấp…

    Nếu nạn nhân uống phải những loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa cồn công nghiệp gây độc cho cơ thể dẫn đến ngộ độc rượu.

    Hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn về thị giác như nhìn thấy mờ, nhìn một vật thành hai, hoặc không nhìn thấy, nặng hơn nạn nhân bị hôn mê, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp dẫn đến tử vong.

    Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ra viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan ở những người uống rượu bia nhiều hoặc lâu năm, gây viêm tụy cấp, tăng nguy cơ ung thư miệng và thực quản, ung thư gan, ung thư đại tràng và giảm sức đề kháng cơ thể dễ bị nhiễm trùng, lao phổi hơn người bình thường.

    Rượu bia còn gây rối loạn về tâm thần kinh như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, tâm trạng dễ bị kích động, tai nạn giao thông…

    Uống rượu ngày Tết không có chừng mực sẽ gây hại cho sức khỏe.

    Những cách giảm thiểu tác dụng xấu của rượu, bia

    - Để uống rượu bia không ảnh hưởng đến sức khỏe thì đối với nam giới chỉ uống dưới 2 đơn vị tương đương 2 chai bia hoặc 2 ly rượu vang mỗi ngày, đối với nữ giới chỉ nên uống dưới 1 đơn vị mỗi ngày.

    Tùy theo cơ địa từng người, người có nhiều men chuyển hóa ở gan sẽ chuyển hóa bia rượu tốt hơn, ít bị say hơn so với người có ít men chuyển hóa.

    Chính vì vậy, uống rượu bia cần điều độ, chừng mực trong khả năng của cơ thể, khi cảm thấy vừa sức thì nên dừng lại.

    - Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: vì việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiêt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch

    - Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

    - Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: vì tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

    - Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

    - Tuyệt đối không uống rượu, bia khi đói: Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

    - Không dùng nhiều loại rượu, bia cùng lúc: rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

    - Không uống nhiều trong một lần: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

    - Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

    - Không nên lạm dụng thuốc giải độc gan, thuốc giải rượu.

    - "Làm ấm" rượu trước khi uống: Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làm ấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-uong-ruou-an-toan-trong-ngay-tet-a215053.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan