+Aa-
    Zalo

    Ứng phó với biến đổi khí hậu - cần thay đỏi tư duy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là tập trung vào các kế hoạch, chính sách.

    Ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là tập trung vào các kế hoạch, chính sách, … mà còn phải đi sâu vào các hoạt động nhằm cơ bản thay đổi tư duy dẫn đến hành vi ứng xử thích hợp trong mọi hoạt động xã hội của mỗi người dân. Song, điều này dường như chưa được quan tâm đúng mức.

    Người dân còn thờ ơ
    Để thực hiện tốt các chính sách, kế hoạch, chương trình hành động về BĐKH, thời gian qua, ở hầu hết các địa phương đã triển khai các phong trào, mô hình, chiến dịch truyền thông nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, ở một số địa phương mặc dù các cấp, chính quyền đã triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH, nhưng nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao nên họ vẫn còn thờ ơ, không hợp tác, thậm chí họ chỉ quan tâm đến cuộc sống với những lợi ích trước mắt, mà thiếu đi trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường sống của mình...
    Đắk Lắk là một trong những tỉnh của khu vực miền Trung – Tây Nguyên thường chịu ảnh hưởng của các trận bão, mưa, lũ. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, năm 2013, do bão lụt, lốc tố và hạn hán, toàn tỉnh đã có 15 người chết, 2.529 ngôi nhà bị ngập và sập, hàng ngàn ha hoa màu bị ngập cùng nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng, tăng hơn năm 2012 là 1.187 tỷ đồng. Tính từ năm 1996 đến nay, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai của tỉnh hơn 13 nghìn tỷ đồng.

     

    Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Thời gian qua, bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, công tác tuyên truyền đã được các sở, ban, ngành tỉnh Đắk Lắk triển khai với nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người dân về những tác động nguy hại, các giải pháp phòng ngừa. Tuy nhiên ý thức của một bộ phận nhân dân về BĐKH chưa cao nên thường chủ quan trước hiểm họa do thiên nhiên gây ra, thiếu sự hợp tác với cơ quan chức năng, gây trở ngại cho công tác quản lý cũng như việc huy động công sức, kinh phí để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Thậm chí có những người chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt, mà thiếu đi trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường sống của mình như tình trạng phá rừng, khai thác tài nguyên không theo quy hoạch vẫn diễn ra ở nhiều khu rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh... làm cho nhiều nơi thường xuyên bị lũ ống, lũ quét. Theo báo cáo của Tổng cục Kiểm lâm, khu vực Tây Nguyên, từ năm 2007 đến 2012, đã mất gần 130.000 ha rừng, riêng rừng tự nhiên mất tới 107.425 ha. Độ che phủ của rừng giảm xuống trong khi lượng khí CO2 thải vào không khí với mức độ ngày càng cao là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến BĐKH, đã tạo cho Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn.

    Phải thay đổi từ nhận thức của từng cá nhân trong cộng đồng
    Đánh giá của Đoàn giám sát Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội mới đây cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện các chính sách về BĐKH chưa đạt kết quả cao là do nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc thay đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của BĐKH ở mỗi địa bàn, mỗi khu vực khác nhau và nguồn nhân lực, vật lực cho công tác ứng phó và thích nghi với BĐKH tại các địa phương hầu như còn thiếu. Do đó, khiến các địa phương lúng túng trong việc triển khai các biện pháp cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH.

    Để phát huy những kết quả đạt được, cũng như từng bước khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc triển khai, thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình hành động về BĐKH. Thiết nghĩ, trong thời gian tới các cấp có thẩm quyền cần dành nguồn ngân sách thích đáng để xây dựng các hệ thống thông tin về môi trường và kêu gọi sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức xã hội để tận dụng tốt vai trò cầu nối giữa các tổ chức này với các cơ quan nhà nước và cộng đồng trong mọi hoạt động ứng phó với BĐKH. 

    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

    EMAIL: [email protected]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau---can-thay-doi-tu-duy-a38244.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan