+Aa-
    Zalo

    Du lịch biển Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo số liệu quan trắc của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20

    Theo phân tích gần đây về những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành du lịch Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế ở Việt Nam đang phải đối mặt với những mỗi đe dọa nghiêm trọng từ vấn đề BĐKH trong vòng 30 năm tới. Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000km, nếu nước biển dâng 1m, thì theo kịch bản lạc quan nhất về BĐKH, thì 5,2\% diện tích tự nhiên với 10,8\% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất.

    Mối đe dọa thường trực

    Theo số liệu quan trắc của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.Còn kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi Trường Việt Nam cho thấy, cộng với ô nhiễm nặng nề, BĐKH tiếp tục phá hủy 110.000 ha san hô của Việt Nam, chỉ còn 14,5\% trong 110.000 ha san hô này ở trong tình trạng tốt. Trong khi đó, theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra có thể làm giảm đáng kể doanh thu từ du lịch biển chiếm hơn 70\% tổng doanh thu từ kinh tế biển.

    Ngoài ra, BĐKH và nước biển dâng có thể làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước. Liên tục nhiều năm qua, bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An ( tỉnh Quảng Nam) bị xâm thực nặng, có nguy cơ làm biến mất các bãi biển vốn được xem là điểm đến hấp dẫn nhất của miền Trung Việt Nam như : bãi biển tại khu vực Victoria HoiAn Resort & Spa, Sunrise, Fusion Alya, Vinpearl Resort HoiAn..

     “Nhiệt độ tăng - doanh thu giảm”
    Đó là nhận xét của PGS.TS Phạm Trung Lương, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Việt Nam.Ông Lương dẫn chứng thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nhiệt độ tại Việt Nam tăng lên từ 0,2-1 độ C trong thời gian từ năm 1980 đến nay. “Sự gia tăng nhiệt độ khiến mùa nóng kéo dài hơn. BĐKH sẽ làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, lũ... về cả tần suất và cường độ. Như vậy, việc tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí ngoài trời sẽ khó khăn hơn”- ông Lương nhận định.Du lịch chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành (đưa đón và hướng dẫn khách tại các địa điểm tham quan du lịch) nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết. Do đó, nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour còn bị hủy bỏ.Thêm vào đó, các chi phí để ứng phó với các biến đổi bất thường của thời tiết sẽ khiến cho giá tour du lịch bị đẩy lên. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi thuận lợi và chi phí phù hợp hơn.

    Theo nhận định của Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, du lịch biển của Việt Nam sẽ bị tàn phá nặng nề nhất trong khi thu nhập từ du lịch biển chiếm 70\% doanh thu của toàn ngành; hàng năm thu hút khoảng 60\% lượng du khách quốc tế; 50\% lượng du khách nội địa...Cùng quan điểm trên, TS Lê Trọng Bình, Trưởng khoa Quản lý đô thị (Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị) cho biết thêm: biển và khu vực ven bờ là hệ sinh thái tổng hợp, nơi tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch. Ở Việt Nam khu vực này tập trung tới 2/3 số cảng biển, sân bay, 1/6 tổng số đô thị, trung tâm dịch vụ, 5/7 địa bàn du lịch trọng điểm, 3/4 các khu du lịch quốc gia...

    Nước biển dâng sẽ làm cho tài nguyên du lịch bị suy thoái, biến đổi, mất mát về lượng cũng như về giá trị phục vụ. Điều này sẽ làm cho khả năng phát triển sản phẩm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tất yếu sẽ dẫn đến suy giảm các tiền đề phát triển du lịch biển đảo nói riêng và cả nước nói chung.

    Phải tự cứu lấy mình
    Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch đề xuất việc sớm xây dựng kế hoạch ứng phó với những tác động của BĐKH tới các hoạt động du lịch; trong đó bao gồm “giảm nhẹ” và “thích ứng”.

    Hoạt động “giảm nhẹ” hướng tới việc thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng CFC tại các cơ sở lưu trú và hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển; khuyến khích phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trường; áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R); khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng thay thế...

    Còn hoạt động “thích ứng” là hướng tới công cụ quản lý vĩ mô như xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch; nâng cao nhận thức về BĐKH và những tác động đến du lịch.Theo ông Phạm Trung Lương, hiện nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam còn thờ ơ trước vấn đề BĐKH tác động tới du lịch. Chính vì vậy, Tổng cục Du lịch cần phải có những chính sách thiết thực nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngay chính đội ngũ làm du lịch.

    Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên. Vì vậy, du lịch được nhìn nhận như là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác động của BĐKH.

    Bên cạnh đó, những hoạt động của du lịch cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là một trong những trọng tâm của ngành trong thời gian tới cũng như nỗ lực ứng phó với tác động của BĐKH, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

    Đặng Thiên Yến Nhi.

    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

    EMAIL: [email protected]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/du-lich-bien-viet-nam-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-a37254.html
    Khắc tinh của nước thải sinh hoạt

    Khắc tinh của nước thải sinh hoạt

    Theo như khuyến cáo của chuyên gia môi trường , ông Yutaka Matsuzawa, đến từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì nước thải sinh hoạt.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khắc tinh của nước thải sinh hoạt

    Khắc tinh của nước thải sinh hoạt

    Theo như khuyến cáo của chuyên gia môi trường , ông Yutaka Matsuzawa, đến từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì nước thải sinh hoạt.