+Aa-
    Zalo

    Ukraine: Vì đâu nên nỗi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng Ukraine xuất phát từ trong lòng xã hội và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.

    Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng Ukraine xuất phát từ trong lòng xã hội và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.
    Ukraine: Vì đâu nên nỗi?

    Ukraine: Vì đâu nên nỗi?

    Từ một xã hội đặc biệt…
    Xét về khía cạnh xã hội, có thể nói Ukraine là quốc gia đặc biệt nhất trong không gian hậu Xô viết. Ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ, xã hội Ukraine đã bị phân hóa ra thành hai xu hướng rất rõ rệt là thân Nga và thân phương Tây. Trong suốt 20 năm độc lập, sự đối nghịch này là không thể dung hoà. Sự phân hoá này lại thể hiện trùng khớp với sự phân chia địa giới hành chính, khi hầu hết các tỉnh phía Đông và Đông Nam thân Nga còn khu trung tâm và phía Tây có xu hướng thân phương Tây.
    Chính vì vậy, dù bất cứ người của khu vực nào lên cầm quyền thì Ukraine cũng chỉ ổn định được một thời gian và tương ứng với thời kỳ không rõ ràng về đường lối đối ngoại. Lịch sử hơn 20 năm của Ukraine cho thấy xung đột luôn xảy ra tại thời điểm chính quyền lựa chọn đường hướng phát triển đất nước. Năm 2004 là chiến dịch vận động vào NATO và năm 2013 là sự lựa chọn giữa hội nhập EU hay vào Liên minh hải quan (gồm Nga-Kazakhstan và Belarus).
    Về tính hợp hiến của chính quyền, như đã nói ở trên, do sự phân hoá Đông-Tây rất rõ rệt nên không một thế hệ cầm quyền nào ở Ukraine nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân. Việc người của khu vực nào lên lãnh đạo đất nước phụ thuộc vào sự thắng thế của khu vực đó chứ không phải sự lựa chọn của toàn dân.
    Nói cách khác, không một đường lối đối lãnh đạo nào đáp ứng được cùng lúc nguyện vọng của người dân ở cả hai miền. Do vậy cho dù Tổng thống Ucraine Yanukovich quyết định dừng hội nhập với EU hay tham gia Liên minh hải quan với Nga, Belarus và Kazakhstan đều dẫn đến một kịch bản như hiện nay.
    Về vị trí địa lý, Ukraine là quốc gia nằm giữa Liên minh châu Âu và Nga. Ở vị thế này, mặc nhiên Ukraine bị lôi kéo về phía có sức hấp dẫn mạnh hơn, tương ứng với sự hưng thịnh hay lụi tàn của Nga và EU. Nói cách khác Ukraine là nạn nhân của cuộc cạnh tranh địa-chính trị giữa EU và Nga và phương thức duy nhất chấm dứt tình trạng này là thành lập không gian chung về kinh tế và an ninh kéo dài từ Lisbon đến Vladivostok như ông Putin vừa đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU vừa qua song không được phương Tây chào đón.
    Và cuối cùng, không thể không nhắc đến một nhân tố hết sức quan trọng là vai trò chi phối của giới tài phiệt Ukraine. Thực trạng nền kinh tế ngầm và sự lộng hành của giới tài phiệt ở Ukraine hiện nay được đánh giá là tồi tệ không kém ở Nga những năm 90 thế kỷ trước, khi Liên Xô mới tách ra thành các nước cộng hoà độc lập. Ở Nga do ông Putin mạnh tay và được người dân ủng hộ nên đã cơ bản dẹp bỏ được vấn đề này song ở Ukraine hiện trạng gần như bị giữ nguyên từ đó đến nay.
    Giới tài phiệt Ukraine vừa chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội, nhất là truyền thông và các lĩnh vực công nghiệp lớn như luyện kim, khai thác khoáng sản, năng lượng…, vừa có ảnh hưởng nhất định đến chính quyền. Trong khi đó, hầu hết tài sản của giới tài phiệt lại nằm ở các ngân hàng Mỹ, châu Âu hoặc ở các vùng hải ngoại khác nhau.
    Vì vậy, bất cứ sự đe dọa phong toả tài sản nào từ bên ngoài cũng ngay lập tức có tác động lên giới tài phiệt và lan toả đến chính quyền theo hiệu ứng đô-mi-nô. Việc chính quyền lựa chọn phương án lãnh đạo nào phụ thuộc vào mong muốn có quyền lực, tiền bạc hay cả hai. Từ đó, có thể hiểu sự không nhất quán trong chính sách của chính quyền thời gian qua cũng do một phần do tác động lợi ích của giới tài phiệt.
    Như vậy, có thể nói các đặc điểm hình thái xã hội trong nước không có yếu tố thuận lợi giúp Ukraine có thể đứng độc lập và ổn định. Bên cạnh đó, số phận của Ukraine một phần phụ thuộc vào khả năng đối nội, đối ngoại của chính quyền.
    …đến sự can thiệp từ bên ngoài
    Phó tiến sỹ chính trị Vladimir Jazhikhin cho rằng sự can thiệp của Mỹ và phương Tây vào tình hình ở Ukraine hiện nay là rất rõ ràng và được thực hiện dưới nhiều hình thức.
    Các quan chức phương Tây có mối liên lạc chặt chẽ với phe đối lập ở Ukraine và thể hiện rõ nét vai trò đạo diễn từ bên ngoài thông qua các loại quỹ và mạng lưới các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động dày đặc ở Ukraine (ước tính có đến hơn 1.000 tổ chức). Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine thời gian gần đây cũng đã công khai can thiệp.
    Các cơ quan bảo vệ pháp luật Ukraine có bằng chứng về việc Mỹ chi trung bình 20 triệu USD/1 tuần cho phe đối lập ở Ukraine để đảm bảo hậu cần cho các cuộc biểu tình. Cơ quan đặc biệt Ukraine còn có trong tay các cuốn sổ ghi chép thu chi tài chính với đầy đủ chữ ký của người giao tiền và người nhận.
    Có thể nói phương Tây đã rất khôn ngoan trong việc  đưa Tổng thống Yanukovich vào cái bẫy hiện nay. EU ra sức mời gọi Ukraine tham gia hội nhập châu Âu nhằm tạo ra tâm lý kỳ vọng, thậm chí là huyễn hoặc trong người dân các tỉnh phía Tây, nhất là giới trẻ Ukraine về một cuộc sống châu Âu văn minh và phồn thịnh song lại đưa ra những ràng buộc rất bất lợi, trong đó có những hậu quả kinh tế nhãn tiền và việc phóng thích bà cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko, khiến ông Yanukovic không thể đặt bút ký.
    Vì vậy, quyết định dừng hội nhập của ông Yanukovic ở hội nghị thượng đỉnh Vilnius vừa qua chỉ có thể được xem là thất bại chiến thuật của EU trước Nga ở “hiệp một” song lại mở ra khả năng giành chiến thắng chiến lược của EU ở “hiệp hai” này. Kết cục của trận đấu như thế nào phụ thuộc vào các bước đi sắp tới của Nga và EU. Tuy nhiên cho đến lúc này người ta mới chỉ thấy sự can thiệp lộ liễu của phương Tây mà chưa được chứng kiến những “đòn” đáp trả từ Điện Kremlin. Có thông tin cho rằng sau khi tổ chức xong Thế vận hội thể thao mùa Đông tại Sochi, Nga sẽ quyết liệt vào cuộc.
    Ở một phương diện khác, một số nhà phân tích lại cho rằng Nga đã có sự can thiệp song tế nhị và kín đáo hơn so với phương Tây. Việc Nga cho Ukraine vay 15 tỷ USD tín dụng, chấp nhận bán khí đốt với giá ưu đãi và đề nghị thành lập một số dự án liên doanh trong lĩnh vực vận chuyển khí đốt, chế tạo máy bay, luyện kim, năng lượng hạt nhân… chính là một cách can thiệp để giữ Ukraine không ngả về châu Âu.
    Về mặt chiến lược có thể coi đây là cái “bẫy” của Điện Kremlin, bởi khi tham gia các dự án này với Nga thì Ukraine mặc nhiên vi phạm các điều kiện tiên quyết mà EU đưa ra. Chính vì vậy việc các nhà lãnh đạo Nga tuyên bố vẫn thực thi các thoả thuận này bất kể thành phần chính phủ tương lai ở Ukraine ra sao là sự tiếp tục can dự. Nói cách khác, Nga đã làm những gì có thể và chấp nhận giữ được Ukraine chừng nào hay chừng ấy thay vì mất tất cả.
    Theo Báo Tin tức
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ukraine-vi-dau-nen-noi-a22659.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ukraine: Mỹ thì xa, còn Nga ở gần

    Ukraine: Mỹ thì xa, còn Nga ở gần

    (ĐSPL)- Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkan” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo thế giới.

    Ukraine:

    Ukraine: "Đình chiến" nhưng được bao lâu?

    (ĐSPL) - Hai bên xung đột ở Ukraine đã thỏa thuận "đình chiến", nhưng xem ra chẳng được bao lâu vì mục tiêu cuối cùng của phe đối lập là hạ bệ Tổng thống Yanukovich.