+Aa-
    Zalo

    Ukraine: Mỹ thì xa, còn Nga ở gần

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkan” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo thế giới.

    (ĐSPL)- Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkan” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo thế giới.
    Theo BBC, bức tranh Ukraine không phải chỉ có hai màu đen trắng.
    Không thể nói phiến diện rằng phe biểu tình thì tốt, chính phủ thì xấu, Châu Âu hay Mỹ  luôn đúng và Nga thì sai bởi còn có nhiều yếu tố lịch sử, địa lý và dân tộc đan xen trong câu chuyện Ukraine.
    Ukraine: Mỹ thì xa, còn Nga ở gần

    Ukraine: Mỹ xa, Nga gần

    Trên thực tế biểu tình ở Ukraine chỉ là sự bùng phát ra ngoài của xung đột  nội bộ ở một xã hội đang đứng ở ngã ba đường.
    Giới trẻ và người dân phía Tây Ukraine hướng về Châu Âu, nhưng láng giềng sát nách họ lại là Nga.
    Di sản của quá khứ cũng đang tiếp tục tác động đến tâm tư người dân ở quốc gia 45 triệu dân, có thu nhập trên 3000 USD đầu người một năm này.
    Địa chính trị Ukraine
    Mario Platero viết trên một tờ báo ÝIl Sole-24 Ore, đã mô tả chính xác câu chuyện Ukraine: “Với ông Putin và Nga, việc kiểm soát toàn diện Ukraine là vấn đề chiến lược sống còn, nhưng nvới ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi nên để cho các đồng minh Châu Âu can dự...”
    Cấm vận, một phương thức từng hữu hiệu với các nền kinh tế khép kín, có thể chỉ đẩy Ukraine nghiêng về phía Nga.
    Trong khi Châu Âu thông qua cấm vận, Mỹ đã kiềm chế hơn và chính quyền Obama cũng không rõ ràng về chuyện ủng hộ ai trong phe đối lập.
    Thái độ của người Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu.
    Rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh Bosnia và Kosovo, không phải cuộc can thiệp nào của Mỹ  vào châu Âu gần đây cũng để lại ấn tượng tốt.
    Mặt khác, quan hệ với Moscow vẫn luôn có tầm chiến lược hơn với Đông Âu và mặc dù muốn can thiệp, các quốc gia bên ngoài cũng không thể thay đổi các di sản lịch sử có từ lâu của khu vực ngoại vi nước Nga.
    Lịch sử còn đó
    Dù Ukraine đã độc lập được hơn 20 năm, các dấu ấn lịch sử vẫn còn sâu đậm trong tâm trí người dân và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của phe đối lập vốn luôn e ngại về tác động của Moscow.
    Nhắc lại lịch sử, ngay sau Cách mạng tháng 10 năm 1917, sự hình thành Cộng hòa Xô viết Ukraine năm 1922 đóng vai trò quan trọng cho việc lập ra Liên Xô.
    Nhưng vựa lúa mì Ukraine cũng là nơi xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt, dẫn đến các đợt trấn áp của Stalin với phú nông, địa chủ Ukraine.
    Có một sự hiểu lầm rằng dân tộc người Ukraine chia làm hai khu vực ngôn ngữ tiếng Ukraine ở phía Tây và tiếng Nga ở phía Đông.
    Trên thực tế, đa số người dân phía Đông chính là người Nga hoặc con cháu họ được Liên Xô đưa vào Ukraine và tất nhiên họ không thể nào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ukraine như những người dân Ukraine chính gốc ở phía Tây.
    Ngày nay, người dân phía Đông có nhiều cảm tình với Nga nhưng người phía Tây tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa Đại Nga và muốn đi về hướng khác.
    Thời gian độc lập cũng quá ngắn, chưa đủ để gắn kết quốc gia và chỉ có thế hệ lãnh đạo gốc Liên Xô đầu tiên như Tổng thống Leonid Kravchuk còn khả năng dung hòa hai xu thế và nói chuyện được cả với châu Âu lẫn Moscow.
    Sau “cách mạng cam 2004”, các nhân vật chính trị Ukraine đều mang khá bè phái, chỉ dựa vào một nhóm ủng hộ cụ thể mà thiếu khả năng liên kết toàn quốc.
    Đụng chạm truyền thống
    Khác biệt ngôn ngữ, văn hóa hai vùng Đông Tây đã bị đẩy lên cao khi ông Viktor Yanukovich lên làm tổng thống, chủ yếu nhờ ủng hộ từ vùng người gốc Nga ở phía Đông.
    Ông Yanukovich đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi bác bỏ một hiệp định liên kết với EU và nhận các khoản trợ giúp từ Moscow khiến phe đối lập cáo buộc ông là phản quốc.
    Với Moscow, Ukraine không chỉ là vùng đất lập quốc - người Nga tin rằng tổ tiên họ đến từ vùng Kiev - mà còn đóng vai trò hàng đầu trong dự án phục hưng không gian Liên Xô cũ của ông Putin hiện nay.
    Nhưng biến động tại Ukraine đặt câu hỏi về tương lai của kế hoạch mà Nga theo đuổi.
    Với chính người Ukraine, có vẻ như trước mắt bất cứ một giải pháp chính trị nào cũng khó làm hài lòng các phe phái và dù có bầu cử mới, tình hình sẽ còn bất ổn.
    Châu Âu đã có kinh nghiệm đau thương về xung khắc dân tộc vì lý do lịch sử.
    Sau Chiến tranh Lạnh, giải pháp xóa nhòa các mâu thuẫn truyền thống là đưa tất cả các quốc gia và dân tộc vào dưới mái nhà chung châu Âu.
    Nhưng với Ukraine, mức sống, trình độ kinh tế và khoảng cách xa khu vực trung tâm của Châu Âu khiến lộ trình gia nhập EU nếu có cũng còn khá xa.
    Trong khi đó, sự ủng hộ của Mỹ cũng còn rất chung chung và nước Nga thì sẽ mãi mãi ở bên cạnh, thậm chí ở cả bên trong Ukraine.
    Văn Linh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ukraine-my-thi-xa-con-nga-o-gan-a22644.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan