(ĐSPL) - Nếu can thiệp quân sự vào Ukraina, hướng tấn công đầu tiên của Nga rất có thể sẽ là con đường đi qua Zaporizhia và Kherson và tiến về phía... bán đảo Crimea.
Bạo lực dữ dội ở miền đông Ukraina, trực thăng quân sự bị bắn rơi, chiến tranh đô thị và bắt giữ con tin ở Slaviansk có thể dẫn đến một chiến dịch can thiệp quân sự của Nga.
|
Bạo lực dữ dội ở miền đông Ukraina... có thể dẫn đến một chiến dịch can thiệp quân sự của Nga. |
Theo báo Daily Beast, quân Nga sẽ không tiến về hướng Kiev…
Theo báo Daily Beast, nếu xe tăng và hàng ngàn binh lính của Nga vượt qua biên giới phía đông Ukraina tiến về Slaviansk, Donetsk và Kharkov, thì cũng đừng có mong chờ đội quân này tiến về phía Kiev. Hướng tấn công đầu tiên của quân Nga rất có thể sẽ qua Zaporizhia và Kherson để tiến về phía... Crimea. Có nhiều lý do cho động thái này và một trong những thực tế rõ ràng là lực lượng quân sự đã sáp nhập Crimea hiện không thể tiếp cận với Nga bằng đường bộ. Nhưng có một lý do cơ bản hơn đó là các nguồn tài nguyên.
Crimea đã gia nhập Liên bang Nga vào thời điểm này, nhưng lại vẫn dựa vào Ukraina trong những vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất như điện nước. Do đó lực lượng Nga có thể chuẩn bị cho một cuộc can thiệp vào miền nam Ukraina nhằm kiểm soát các nguồn cung cho Crimea. Các chiến dịch quân sự có thể kéo dài theo các hướng đến Transnistria, tỉnh ly khai phía đông của Moldova.
…mà tập trung giải quyết cuộc chiến tài nguyên liên quan đến Crimea
Chính phủ Kiev nói rằng Crimea không trả tiền cho lượng nước mà bán đảo này đã tiêu thụ và chính quyền Crimea hiện còn nợ gần 200.000 USD. Kiev gọi đây là hành động “uống nước, quịt tiền” hay nói đơn giản là Crimea ăn cắp nước của Ukraina. Chính quyền Crimea thì cho rằng cái giá 1 USD/m3 nước mà Kiev áp đặt là quá đắt.
|
Đường ống nước ngọt tại Crimea |
Lúc đầu cuộc chiến tranh nước chủ yếu là tranh chấp pháp lý, khi các bên cáo buộc lẫn nhau “vi phạm hợp đồng”. Trong một tuyên bố, Chủ tịch quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov đã đe dọa trả đũa: "Các kênh đào Bắc Crimea là do người Crimea xây dựng. Đó là kênh của chúng tôi và họ (Kiev) đã giữ chặt van đường ống dẫn bằng cả hai tay". Đồng thời, ông Konstantinov cũng đưa ra lời cảnh báo đáng sợ: "Chúng tôi biết phải làm gì”.
|
Số lượng nước đang chảy qua các kênh từ Ukraina chảy vào Crimea hiện ít hơn 60\% so với trước khi bán đảo này sáp nhập vào Liên bang Nga. |
Số lượng nước đang chảy qua các kênh từ Ukraina chảy vào Crimea hiện ít hơn 60\% so với trước khi bán đảo này sáp nhập vào Liên bang Nga. 80\% nguồn cung cấp nước ở Crimea là dựa vào Ukraina và phần lớn bán đảo Crimea là đất nông nghiệp. Thiếu nước có thể ảnh hưởng đáng kể đến mùa vụ năm nay và có khả năng khiến cho bán đảo Crimea trở thành “một vùng đất hoang” về nông nghiệp.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đề xuất hai giải pháp cho vấn đề cấp nước của Crimea: xây dựng hệ thống cung cấp nước trực tiếp từ Nga (có độ dài khoảng 200 km) hoặc xây dựng một nhà máy để khử mặn nhằm biến nước biển thành nước ngọt. Một nhà máy tương tự đã được vận hành ở Crimea trong 6 tháng qua và nó chỉ tạo ra có 80 mét khối (ở mức 1,2 USD cho mỗi mét khối) nước ngọt mỗi ngày. Để so sánh, kênh Bắc Crimea cung cấp tới 82 mét khối nước mỗi giây. Nhược điểm lớn nhất trong các dự án của Thủ tướng Medvedev là thời gian cần thiết để hoàn thành các dự án và thời gian thì chẳng chờ đợi ai cả.
|
Công ty Ukraina DTEK tuyên bố rằng có thể cắt nguồn cung cấp năng lượng cho Crimea vì các khoản nợ tồn đọng đã lên đến 74 triệu USD.
|
Nước không phải là vấn đề duy nhất mà Crimea còn gặp phải khó khăn tương tự với điện. Gần đây, chi nhánh tại Crimea của công ty Ukraina DTEK tuyên bố rằng có thể cắt nguồn cung cấp năng lượng cho người dân vì các khoản nợ tồn đọng đã lên đến 74 triệu USD. Crimea không có nguồn cung cấp năng lượng độc lập cho đến bây giờ nó vẫn còn phụ thuộc vào đất liền Ukraina.
Nếu quyết định giải quyết vấn đề bằng một cuộc can thiệp quân sự, Tổng thống Putin sẽ nhận được các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đè bẹp sự kháng cự của người dân Ukraina. Các vấn đề thực tế mà bây giờ người Nga đang phải đối mặt sẽ được nhân lên gấp bội, nếu Matxcơva cố tìm cách chiếm nhiều hơn các vùng lãnh thổ khác của đất nước này.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ukraina-danh-khong-de-giu-con-kho-hon-a31760.html