(ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND hôm nay, ngày 9/9, so với ngày hôm qua, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại lại tiếp tục được điều chỉnh giảm với biên độ dao động không đáng kể.
Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào 22.445 đồng/USD và bán ra là 22.505 đồng/USD, giảm 10 đồng chiều mua vào và 20 đồng chiều bán ra.
Ngân hàng Vietinbank tiếp tục giữ nguyên tỷ giá niêm yết ở mức 22.440 – 22.510 đồng/USD.
Tuy nhiên, hôm nay, ngân hàng Eximbank, ngân hàng ACB lại giữ nguyên mức tỷ giá niêm yết so với ngày hôm qua, đồng USD được mua vào bán ra với giá 22.430 – 22.510 đồng/USD.
Tại ngân hàng DongABank, giá USD đang được niêm yết ở mức 22.460 – 22.505 đồng/USD, giữ nguyên chiều mua vào, chiều bán ra lại giảm 5 đồng so với ngày hôm qua.
Ngân hàng Techcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức 22.410 – 22.510 đồng/USD, giữ nguyên chiều mua vào và giảm 10 đồng chiều bán ra.
Ngân hàng BIDV, đồng USD được mua vào bán ra với giá 22.450 – 22.505 đồng/USD, giảm 5 đồng chiều mua vào và và 10 đồng chiều bán ra.
Tỷ giá USD/VND hôm nay, ngày 9/9, so với ngày hôm qua, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại lại tiếp tục được điều chỉnh giảm với biên độ dao động không đáng kể. |
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD VND tiếp tục được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày 09/09/2015 là 21.890 VND/USD.
Tỷ giá USD tự do sáng ngày 9/9 tại Hà Nội hiện giao dịch tại mức mua vào 22.660 đồng/USD, bán ra vào khoảng 22.690 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều mua vào và chiều bán ra không thay đổi so với chiều hôm qua.
Sự phục hồi trong thị trường chứng khoán toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu đối với các đồng tiền tệ châu Á, điển hình là đồng Ringgit của Malaysia và Rupiah của Indonesia đã tăng từ mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Sự phục hồi của thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý thị trường và khiến đồng tiền tệ của các quốc gia sản xuất hàng hóa tăng theo.
Đồng Won của Hàn Quốc đã lên từ mức mức thấp trong 5 năm qua và đồng Baht của Thái tăng mạnh từ mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây do chỉ số đô la của Bloomberg đã giảm 0,4 điểm vào đêm. Chỉ số MSCI của thị trường cổ phiếu khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 3,2\%, ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2011.
Đồng Ringgit của Maylaysia đã tăng nhẹ khi dầu thô Brent mở rộng sự phục hồi lên mức 15\% trong 2 tuần qua. Ringgit là đồng tiền là có hiệu suất tồi tệ nhất ở châu Á trong 12 tháng qua. Do Malaysia, là nước xuất khẩu ròng dầu thô lớn của khu vực châu Á, đã bị tổn thất trước đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc, kỳ vọng nâng lãi suất của Mỹ và một vụ bê bối trong nội bộ chính trị của nước này.
Ở Hàn Quốc, chính phủ cho biết trong năm 2016 nước này sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có để vực dậy sự tăng trưởng trong nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, sau khi xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 8, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Theo 16/18 nhà kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg thấy Ngân hàng Hàn Quốc sẽ duy trì lãi suất ở mức 1,5\% vào ngày thứ 6, trong khi 2 người còn lại dự báo lãi suất sẽ giảm 25 điểm.
James Huh, một nhà kinh tế tại Công ty chứng khoán Samsung ở Seoul cho biết: “Chúng tôi mong đợi ngân hàng Hàn Quốc sẽ duy trì lãi suất cơ bản không thay đổi vì nó vẫn cần phải chờ đợi thêm những dấu hiệu tích cực trong vài tháng tới”.
Trong ngày giao dịch hôm nay, đồng đo la Đài Loan vẫn đang dẫn đầu mức tăng, với 1,4\%, theo sau là mức tăng 0,7\% của đồng Won. Đồng Ringgit tăng 0,7\%, đồng Baht tăng 0,4\% và đồng Rupiah tăng 0,2\%, đồng Peso của Philippines duy trì ổn định, trong khi đồng Nhân dân tệ lại giảm 0,09\%.
Ngọc Anh (Tổng hợp)