Tỷ giá USD hôm nay 9/9/2024 trong nước
Tỷ giá USD hôm nay 9/9/2024, USD VCB đi ngang, trong khi đó, đồng USD đã chịu áp lực trong các phiên gần đây khi các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, làm tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất một cách quyết liệt hơn.
Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay (9/9) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.202 VND/USD, đi ngang so với phiên giao dịch ngày 8/9.
Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá đồng USD cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.450 VND/USD.
Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá USD trong nước vào sáng nay ghi nhận không đổi tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 24,400 và mức bán ra là 24,770, đi ngang so với giá ở chiều bán so với phiên giao dịch ngày 8/9. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 24.000 - 25.500 VND/USD.
Tỷ giá USD hôm nay 9/9/2024 thế giới
Chỉ số DXY quay đầu giảm sau bản báo cáo việc làm ảm đạm của Mỹ. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu phục hồi sau đợt giảm ban đầu. Các nhà đầu tư vẫn chưa chắc chắn liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ lựa chọn cắt giảm lãi suất 25 hay 50 điểm cơ bản. Dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào tuần tới là dữ liệu quan trọng cuối cùng trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 18/9 và đây cũng có thể là yếu tố quyết định tới chính sách lãi suất của Fed trong thời gian tới.
Tuần qua, Chỉ số DXY đã cố gắng lấy lại sự cân bằng và đạt đến đỉnh gần ngưỡng quan trọng 102 vào đầu tuần, sau đó giảm trở mức lại mức thấp hơn nhiều vào phiên giao dịch cuối tuần. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh nhiều ngày ở mức gần ngưỡng 102 vào ngày 3/9, đồng bạc xanh đã chịu áp lực giảm giá mới, và quay đầu giảm trở về mốc 101.
Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy thị trường đang đặt cược 73% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9, và 27% khả năng cắt giảm 50 điểm cơ bản.
Sau đợt cắt giảm lãi suất rất được mong đợi vào tháng 9, thị trường dự kiến sẽ chuyển hướng sang việc đánh giá hiệu suất của nền kinh tế Mỹ để có cái nhìn tổng quan về các đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai. Tại thời điểm này, các nhà giao dịch đã đưa ra mức nới lỏng khoảng 100 điểm cơ bản cho đến cuối năm nay. Mặc dù nỗi lo về suy thoái kinh tế trước đó dường như đã giảm bớt, nhưng dữ liệu kinh tế trong tương lai vẫn có thể tác động đến các quyết định chính sách tiền tệ của Fed.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Anh đều đang phải đối mặt với áp lực giảm phát gia tăng. Trong đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 6 và duy trì lập trường thận trọng vào tháng 7. Trong khi các nhà hoạch định chính sách của ECB vẫn chưa chắc chắn về đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo, các nhà đầu tư đã định giá thêm hai lần cắt giảm nữa vào cuối năm nay.
Tương tự, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã khiến thị trường bất ngờ khi cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 6 và Ngân hàng Anh (BoE) cũng dự kiến cắt giảm 25 điểm cơ bản vào ngày 1/8.
Ngược lại, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã khiến thị trường bất ngờ vào ngày 31/7 với động thái diều hâu đó là tăng lãi suất thêm 15 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên mức 0,25%.