+Aa-
    Zalo

    Tuyển sinh 2024: Ngành học nào "khát" nhân lực, hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm?

    (ĐS&PL) - Ngành thiết kế vi mạch bán dẫn được dự báo là ngành phát triển và rất khát nhân lực trong thời gian tới, hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

    Ngành học được dự báo sẽ "khát" nhân lực

    Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, năm nay hệ thống tuyển sinh chung của Bộ ghi nhận hơn 733.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển (tương đương 68,5% số dự thi tốt nghiệp), tăng khoảng 73.000 so với năm ngoái.

    "Điều này cho thấy sự quan tâm của học sinh với ngành sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí", báo VnExpress dẫn lời ông Sơn nói. Do đó, dự báo điểm chuẩn nhóm ngành này sẽ tăng.

    Trong khi đó, nhóm ngành kinh doanh và quản lý dù giảm khoảng 3% số nguyện vọng (tương đương 24.000) so với năm ngoái nhưng ngành này vẫn dẫn đầu về nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Ngành máy tính và công nghệ thông tin giảm 5% (15.000). Các năm trước, đây cũng là hai nhóm ngành dẫn đầu về tỷ lệ thí sinh.

    Một số lĩnh vực khác có sự tăng trưởng mạnh là khoa học tự nhiên (tổng số nguyện vọng tăng 61%); an ninh quốc phòng (tăng 46,5%). Với ngành công nghệ cao như thiết kế vi mạch bán dẫn, tổng số nguyện vọng tăng 30%.

    Ngành thiết kế vi mạch bán dẫn được dự báo là ngành phát triển và rất khát nhân lực trong thời gian tới. Ảnh minh họa

    Ngành thiết kế vi mạch bán dẫn được dự báo là ngành phát triển và rất khát nhân lực trong thời gian tới. Ảnh minh họa 

    Tờ Kinh tế & Đô thị dẫn lời Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, việc lựa chọn ngành học hiện nay của học sinh được tư vấn rất sát và kỹ về đặc điểm, cơ hội nghề nghiệp cũng như thị trường lao động. Dựa vào ngành đăng ký của thí sinh có thể thấy nhu cầu về trình độ nhân lực trình độ cao của xã hội ngày càng tăng. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    Với nhóm ngành đào tạo giáo viên có số nguyện vọng đăng ký tăng đột biến, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, điều đó thể hiện sự quan tâm của học sinh với ngành sư phạm lớn hơn, chủ yếu nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí của ngành sư phạm.

    Ngành an ninh quốc phòng có cơ chế tuyển sinh đặc thù nhưng luôn giữ sự ổn định về số nguyện vọng đăng ký và ngày càng có sức hút bởi những điều chỉnh linh hoạt trong phương thức tuyển sinh. Riêng khối ngành an ninh, năm nay số thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an rất đông đảo với gần 18.000 em.

    Còn ngành thiết kế vi mạch bán dẫn được dự báo là ngành phát triển và rất khát nhân lực trong thời gian tới. Thêm vào đó, ngành này hứa hẹn nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn; do vậy có sức hút rất tốt với thí sinh.

    Chỉ tiêu ngành sư phạm giảm nhưng nguyện vọng đăng ký tăng

    Thông tin từ Bộ GD&ĐT, trong gần 400 ngành đào tạo, chia thành 24 lĩnh vực, thí sinh đăng ký nhiều nhất vào nhóm kinh doanh và quản lý, kỹ thuật và công nghệ. Theo sau là lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, sư phạm.

    Đặc biệt, nhóm ngành đào tạo giáo viên có số nguyện vọng tăng 85% so với năm ngoái (tương đương 200.000 nguyện vọng).

    Theo báo Thanh niên, năm 2024, Trường Đại học Sài Gòn ghi nhận có 41.247 thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường với tổng số NV là 64.907. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành của trường dao động từ 20,80 - 26,31. Trong số 14 ngành đào tạo giáo viên thì có tới 10 ngành thí sinh cần đạt điểm trung bình mỗi môn từ 8 điểm trở lên mới trúng tuyển.

    Đáng chú ý, một số ngành lấy tới trên 26 điểm như: sư phạm tiếng Anh, sư phạm toán học (tổ hợp A00). Năm nay, chỉ tiêu nhiều ngành sư phạm giảm. Chỉ tiêu giảm nhưng nguyện vọng tăng, năm nay điểm chuẩn các ngành đào tạo giáo viên của trường được dự báo tăng mạnh.

    Tương tự, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng ghi nhận trên 31.000 thí sinh đăng ký xét tuyển (tăng gấp đôi so với năm 2023). Tổng số nguyện vọng xét tuyển vào trường năm nay đạt gần 52.000, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2023.

    Nhiều ngành sư phạm của trường chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp dự kiến dưới 10 thí sinh. Điểm chuẩn năm ngoái nhiều ngành đã ở mức trên 26 và dự báo tiếp tục tăng trong năm nay.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Hệ thống xét tuyển của Bộ đang thực hiện lọc ảo để xác định kết quả trúng tuyển.

    Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ 17h ngày 17/8, các cơ sở giáo dục đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024. Việc công bố điểm chuẩn chậm nhất phải thực hiện trước 17h ngày 19/8.

    Bộ GD&ĐT lưu ý, các cơ sở đào tạo quy định tất cả thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.

    Các cơ sở đào tạo không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 19/8/2024 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17h ngày 27/8/2024 (kể cả đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài).

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tuyen-sinh-2024-nganh-hoc-nao-khat-nhan-luc-hua-hen-nhieu-co-hoi-viec-lam-a455751.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan