+Aa-
    Zalo

    Tuyên Quang: Công an vào cuộc vụ hai nữ sinh "hỗn chiến" ngay trong lớp học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vụ ẩu đả giữa 2 nữ sinh xuất phát từ những dòng tin nhắn có nội dung nói xấu trên mạng xã hội. Trong quá trình can ngắn, một học sinh khác cũng bị "đánh oan".

    Vụ ẩu đả giữa 2 nữ sinh xuất phát từ những dòng tin nhắn có nội dung nói xấu trên mạng xã hội. Trong quá trình can ngắn, một học sinh khác cũng bị "đánh oan". 

    Ngày 3/4, Công an xã Thái Hòa (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) nhận được tố giác của bà Trần Thị Tuyết (sinh năm 1982, trú tại xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) về nội dung con gái là Hứa Minh Th. (sinh năm 2005, hiện là học sinh trường THPT Thái Hòa), bị các bạn cùng lớp đánh tại lớp.

    Cùng ngày, trên mạng xã hội lan truyền video clip 2 nữ học sinh đánh nhau ngay tại lớp học. Trang Fanpage và Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh cũng nhận được nhiều tin báo về vụ việc. Nhận được tin báo, công an xã Thái Hoà đã nhanh chóng vào cuộc xác minh.
    Theo đó, ngày 26/3, Hứa Minh Th. nhắn tin nói chuyện với bạn (chưa xác định tên, địa chỉ) thông qua tin nhắn Facebook với nội dung nói xấu Lê Ngọc Nh. (bạn cùng lớp). Ngày 2/4, toàn bộ nội dung tin nhắn đã được chụp màn hình điện thoại gửi cho Lê Ngọc Nh..

    Hình ảnh hai nữ sinh "hỗn chiến" ngay trong lớp học.

    Khoảng 7h ngày 3/4, Th. và Nh. đã đánh nhau ngay tại lớp học của trường THPT Thái Hoà. Thấy có xô xát, em Sầm Thị Thu H., là học sinh lớp bên cạnh vào can ngăn cũng bị Th. đánh lại. Vụ "hỗn chiến" khiến cả 3 học sinh đều bị thương tích phần mềm. Hiện công an xã Thái Hòa đã tiến hành lập hồ sơ xử lý vụ việc theo quy định.

    Qua vụ việc trên, cơ quan chức năng nhận định bạo lực học đường ngày càng phổ biến, gia tăng về mức độ và tính chất nghiêm trọng, được đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội gây bức xúc trong dư luận.

    Đây là thực trạng đáng báo động, đòi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, giáo dục học sinh tăng cường trao đổi thông tin, quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, nắm bắt tâm tư, tình cảm và diễn biến tâm lý của học sinh hằng ngày, nhất là ở trên môi trường mạng internet để kịp thời hóa giải những khúc mắc, va chạm nhỏ, không để nảy sinh thành mâu thuẫn lớn.

    Bạo lực học đường không chỉ tác động tiêu cực tới môi trường học đường mà còn gây phức tạp tình hình an ninh trật tự khi những đối tượng “anh chị” trong trường học có thể trở thành tội phạm vị thành niên bất cứ lúc nào.

    Hiếu Nguyễn
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuyen-quang-cong-an-vao-cuoc-vu-hai-nu-sinh-hon-chien-ngay-trong-lop-hoc-a361504.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan