Là loại thực thực phẩm ngon, bổ, rẻ được nhiều người ưa thích nhưng cần tây cũng không phải loại rau bạn có thể tùy tiện sử dụng nếu không muốn rước bệnh vào người.
Cần tây là thực phẩm bổ dưỡng lại dễ tìm mua, là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon trong gia đình. Không những vậy cần tây còn được dùng làm nước ép được nhiều người yêu thích.
Cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không được lạm dụng. Ảnh minh họa |
Gần đây, lợi ích của loại nước ép này được khá nhiều người biết đến và sử dụng để giảm cân, đẹp da. Nhưng cần biết rằng đi ngược lại với lợi ích mà nó mang lại, cần tây cũng tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều không.
Giảm khả năng sinh sản
Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng trong cần tây có chứa hóa chất như apigenin có thể có tác dụng làm hỏng việc xuất tinh trùng ở nam giới, dẫn đến việc làm giảm khả năng sinh sản khi tiêu thụ nó với liều lượng cao.
Nguy cơ dị ứng thực phẩm
Là loại thực phẩm tốt với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng vẫn có một số trường hợp cơ thể bị dị ứng với cần tây. Chúng có thể gây ra một loạt các triệu chứng như bao gồm phát ban ngứa hoặc sưng, khó thở, thắt chặt trong cổ họng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tim đập loạn nhịp, huyết áp thấp, chóng mặt hoặc ngất xỉu, trong một số ít trường hợp người bị dị ứng nghiệm trọng có thể gặp phải sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.
Không tốt cho người huyết áp thấp
Hạ huyết áp là tác dụng nổi bật của cần tây. Do đó, người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại rau này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Khiến da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời
Cần tây có chứa hóa chất psoralen, hóa chất này phản ứng với ánh nắng mặt trời do vậy nếu tiêu thụ cần tây hoặc các loại thực phẩm khác chứa nhiều psoralen có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím, làm tăng nguy cơ viêm da hoặc có thể khiến da dễ bị cháy nắng, tổn thương hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Người bị bệnh ngoài da
Cần tây có chứa arachidon – chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. Bởi vậy, loại rau này không phù hợp với những người bị ngứa, lở loét, vẩy nến.
Nguy cơ bị bướu cổ
Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên với số lượng nhiều cần tây chưa được nấu chín có khả năng gây ra bệnh bướu cổ. Điều này là do trong cần tây có chứa chất goitrogen có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của i-ốt trong tuyến giáp làm tăng nguy cơ thiếu hụt i-ốt và gây bướu cổ. Bướu cổ có thể gây sưng ở cổ, dẫn đến các vấn đề hô hấp và suy giáp có thể xảy ra.
Gây sảy thai
Đối với những phụ nữ khó thụ thai hoặc thai phụ xuất hiện một số dấu hiệu sảy thai, cần tây là loại thức ăn tuyệt đối phải tránh xa.
Loại rau này sẽ kích thích tử cung co lại, gây bất lợi với cả mẹ và con.
Uống nước ép cần tây bao nhiêu là tốt?
Cần tây dường như không có bất kỳ tác dụng độc hại nào miễn là bạn tiêu thụ chúng với liều lượng được cho phép, theo Anthony William (tác giả cuốn sách Medical Medium-2015) việc lựa chọn việc uống một ly nước ép cần tây (với trọng lượng khoảng 500ml) và mỗi sáng có thể thu về được hiệu quả tốt nhất mà nó mang lại.
Những thực phẩm "xung khắc" cần tây
Dưa chuột: Hàm lượng dinh dưỡng của rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C. Trong khi đó, dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin này.
Vì vậy, khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong rau cần tây sẽ bị suy giảm, khiến giá trị dinh dưỡng của loại rau đại bổ này hạ thấp một cách đáng kể.
Một số loại hải sản: Cần tây không nên ăn cùng sò lông, nghêu, sò và hàu. Các loại sò và nghêu có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hư nghiêm trọng.
Hơn nữa, những loại hải sản này và cần tây đều mang tính hàn và tính mát, kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Khác với sò, nghêu, cần tây kết hợp với hàu không làm suy giảm lượng vitamin B1 vốn có, nhưng lại sinh ra các chất gây cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
Thịt thỏ: Thực phẩm này vốn có công hiệu loại bỏ gầu, làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng nhan. Tuy nhiên, thịt thỏ ăn cùng cần tây không những không có hiệu quả làm đẹp, mà còn dẫn đến tình trạng rụng tóc, gây mất thẩm mĩ.
Thịt ba ba: Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rau cần tây không thể ăn cùng thịt ba ba, nhưng tại Trung Quốc đã ghi nhận hàng loạt trường hợp bị ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ khi ăn cùng lúc 2 thực phẩm này.
Bởi vậy, tốt nhất chúng ta không nên ăn ba ba cùng cần tây để tránh một số hậu quả ngoài mong muốn đối với sức khỏe.
Tương tự như vậy, Trung Y khẳng định rau cần tây ăn cùng hoa cúc sẽ gây nôn mửa, ăn với thịt gà có thể làm tổn thương nguyên khí.
Ngoài ra, cần tây kết hợp cùng dấm lại gây hại cho răng, "song hành" với cá sẽ làm mất nước và ăn cùng đậu tương cũng gây cản trở cho cơ thể trong quá trình hấp thu sắt.
Minh Khôi(T/h)