+Aa-
    Zalo

    Tụt nóc hầm, nam công nhân bị vùi lấp tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Than đá trên nóc hầm bất ngờ tụt xuống, vùi lấp khiến nam công nhân Nguyễn Viết Vương tử vong, các công nhân còn lại may mắn thoát nạn.

    (ĐSPL) - Than đá trên nóc hầm bất ngờ tụt xuống, vùi lấp khiến nam công nhân Nguyễn Viết Vương tử vong, các công nhân còn lại may mắn thoát nạn.

    VnExpress đưa tin, vào khoảng 13h30 ngày 3/1, tại khu vực khai thác Công ty than Mông Dương, nằm trên địa bàn TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), anh Nguyễn Viết Vương (26 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc trong lò chợ 5A G9 Vũ Môn, bất ngờ than đá trên nóc tụt xuống, vùi lấp. Những công nhân làm cùng ca may mắn chạy thoát.

    Công ty than Mông Dương nằm trên địa bàn TP Cẩm Phả (Quảng Ninh). Ảnh: Minh Cương

    Sau hơn một tiếng tìm kiếm, anh Dương được tìm thấy nhưng đã tử vong trước đó. Ngay sau đó, Công ty than Mông Dương cùng gia đình đưa thi thể nạn nhân về quê lo hậu sự.

    Trước đó không lâu, tại công trường của công ty nàu cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động làm 1 công nhân thiệt mạng.

    Nạn nhân là anh Phạm Văn Lân (SN 1992), trú tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nguyên nhân của vụ việc là khi làm việc tại khai trường, do đất đá văng vào người nên anh Phạm Văn Lân đã tử vong.

    Điều 138 (Bộ Luật Lao động). Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

    1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

    a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

    b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;

    c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

    d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;

    đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

    e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

    2. Người lao động có nghĩa vụ sau đây:

    a) Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

    b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

    c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tut-noc-ham-nam-cong-nhan-bi-vui-lap-tu-vong-a176961.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan