+Aa-
    Zalo

    Tướng Nguyễn Việt Thành trong chuyên án Z5-01 sẽ bị kiện?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Người được phân công trực tiếp điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng tại Công ty Gas Bình Dương và người ra lệnh bắt ông Bùi Mạnh Lân phải chịu trách nhiệm.

    (ĐSPL) - Người được phân công trực tiếp điều tra vụ án "Gây rối trật tự công cộng" tại Công ty Gas Bình Dương và người ra lệnh bắt ông Bùi Mạnh Lân phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 

    Ngày 15/7 vừa qua, Tòa án nhân dân (TAND) Tiền Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tuyến Dũng (41 tuổi), cựu trung tá, điều tra viên Phòng CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, thành viên Ban chuyên án Năm Cam 10 năm tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 3, Điều 282 Bộ Luật Hình sự (BLHS), đồng thời buộc bị cáo Dũng phải bồi thường số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

     Bị cáo Nguyễn Tuyến Dũng.

    Riêng Nguyễn Văn Nên (Phó Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT tỉnh Tiền Giang) hiện đang điều trị bệnh tâm thần nên đã tạm đình chỉ điều tra vụ án và bị can.

    Trong khi đó, đại diện phía Công ty Cổ phần Hưng Thịnh, ông Bùi Mạnh Lân - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám Đốc Công ty, cũng như các nạn nhân trước đây bị Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Tuyến Dũng bắt về hành vi “gây rối trật tự công cộng” xảy ra từ năm 2000 đã có kiến nghị cơ quan luật pháp phải “xử lý nghiêm minh tất cả những cá nhân khác liên quan, có dấu hiệu phạm tội cùng với Nên và Dũng, thì luật pháp mới giữ được tính nghiêm minh, công bằng, khách quan”.

    Hội đồng xét xử cũng đã xác định, ông Bùi Mạnh Lân và Công ty Hưng Thịnh có thiệt hại nên ghi nhận ý kiến của luật sư đại diện cho ông Bùi Mạnh Lân và dành cho bị hại quyền khởi kiện trong vụ án dân sự khác.

    Dư luận đang đặt câu hỏi liệu tướng Nguyễn Việt Thành có bị phía Công ty Hưng Thịnh khởi kiện trong vụ án dân sự tới đây?

    Bởi theo như lời khai của Nên tại thời điểm chưa có kết luận giám định bị tâm thần phân liệt theo thể hoang tưởng: Người trực tiếp Nên báo cáo, người trực tiếp phê duyệt mọi kế hoạch, kết luận và tiến độ điều tra của Nên là ông Nguyễn Việt Thành, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, Trưởng ban Chuyên án Z5-01.

    Hệ lụy kéo theo như cáo trạng nêu: Ông Bùi Mạnh Lân - Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hưng Thịnh, 2 Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh là Ðỗ Cao Bằng và Phạm Văn Hướng bị Nên và Dũng bắt trái thẩm quyền, không có căn cứ quy định cũng như bị kéo dài tạm giam gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và tình hình sản xuất của công ty.

    Liên quan đến sự việc này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.

    Tướng Nguyễn Việt Thành liệu có liên quan đến vụ án cách đây hơn 10 năm không, thưa Luật sư?

    Tại thời điểm xảy ra vụ việc, Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 1989 vẫn đang có hiệu lực thi hành.

    Theo đó, Điều 94 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên như sau:

    "1. Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, truy nã bị can, khám xét, thay đổi điều tra viên trong những trường hợp được Bộ luật này quy định; trực tiếp tiến hành điều tra; ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra.

    Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật này quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.

    2. Những quyết định, yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan điều tra, của điều tra viên trong khi tiến hành điều tra vụ án phải được cơ quan, tổ chức và công dân chấp hành."

     Tướng Nguyễn Việt Thành.

    Điều 24 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên như sau: "Khi được phân công điều tra một phần hoặc toàn bộ vụ án, điều tra viên có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.

    Đối với những biện pháp điều tra thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì điều tra viên có quyền kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra thì điều tra viên vẫn phải chấp hành quyết định đó, nhưng có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp trên. Trong thời hạn 10 ngày, Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp trên phải trả lời khiếu nại của điều tra viên."

    Căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy rằng điều tra viên phải chịu trách nhiệm về hoạt động điều tra của mình.

    Điều đó có nghĩa những người được phân công trực tiếp điều tra vụ án "Gây rối trật tự công cộng" tại Công ty Gas Bình Dương và người ra lệnh bắt ông Bùi Mạnh Lân, ông Phạm Văn Hướng, Ðỗ Cao Bằng phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Nếu việc làm đó vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định.

    Phía Công ty CP Hưng Thịnh có quyền khởi kiện tướng Nguyễn Việt Thành trong vụ án dân sự khác không, thưa Luật sư?

    Điều 28 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định về Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau:

    "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự".

    Như vậy, nếu việc yêu cầu bồi thường của Công ty Hưng Thịnh chưa được giải quyết trong vụ án hình sự “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” mà TAND tỉnh Tiền Giang đã xét xử, Công ty Hưng Thịnh có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường trong một vụ án dân sự khác.

    Điều 618 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nêu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật".

    Vì các cá nhân có liên quan trong vụ án là người của pháp nhân, khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, họ đại diện cho pháp nhân nên Công ty Hưng Thịnh phải khởi kiện pháp nhân (ở đây là Cơ quan Cảnh sát điều tra) chứ không khởi kiện cá nhân.

    Nếu Công ty Hưng Thịnh chứng minh được các thiệt hại về vật chất của mình, cơ quan Cảnh sát điều tra phải bồi thường cho Công ty Hưng Thịnh rồi sau đó Cơ quan điều tra yêu cầu cá nhân gây ra thiệt hại cho Công ty Hưng Thịnh phải hoàn trả lại tiền cho Cơ quan điều tra.

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

    Theo cáo trạng, năm 2002, ông Nguyễn Văn Nên (48 tuổi, nguyên phó phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang) và ông Nguyễn Tuyến Dũng được Bộ Công an điều động tham gia chuyên án Z.501 để điều tra băng nhóm tội phạm do trùm giang hồ Trương Văn Cam (tức Năm Cam) cầm đầu.

    Khi chuyên án kết thúc, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục phân công Dũng điều tra một số vụ án khác, trong đó có vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương (trụ sở tại Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương do Công ty cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư).

    Lợi dụng việc điều tra vụ án trên, Nên và Dũng đã đứng ra giải quyết tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 23.383m2 giữa Công ty CP Hưng Thịnh với vợ chồng bà Huỳnh Thị Thu, Nguyễn Văn Cư (ngụ quận 10, TP HCM) trái thẩm quyền, vì đây là vụ kiện dân sự đang được TAND thị xã Dĩ An (Bình Dương) thụ lý giải quyết.

    Lợi dụng việc bà Thu, ông Cư nộp 5,2 tỷ đồng cho cơ quan điều tra, ông Dũng đã thực hiện theo chỉ đạo cấp trên mang tiền đi gửi ngân hàng lấy lãi hơn 1,2 tỷ đồng.

    Ngoài ra, theo kết quả điều tra, trong quá tình tham gia giải quyết vụ án "Gây rối trật tự công cộng" tại Bình Dương trên, Nguyễn Văn Nên còn có hành vi ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, là Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hưng Thịnh, 2 Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh là Ðỗ Cao Bằng và Phạm Văn Hướng trái thẩm quyền, không có căn cứ quy định. Nên và Dũng còn có hành vi kéo dài tạm giam đối với các đối tượng.

    Tuy nhiên, do thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết nên Cơ quan điều tra của VKSND tối cao không xem xét hành vi này.

    Nên và Dũng bị Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao khởi tố bị can về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Trong quá trình điều tra, Nên bị bệnh tâm thần vì vậy TAND tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Nên.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-nguyen-viet-thanh-trong-chuyen-an-z5-01-se-bi-kien-a43912.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan