+Aa-
    Zalo

    Tuổi đôi mươi thất gì chứ đừng thất nghiệp!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ở tuổi đôi mươi người ta thường phải đối diện với 3 chữ thất: thất học, thất tình và thất nghiệp. Thất học ư? Đó là một điều tất yếu vì bạn đã đến tuổi phải rời khỏi

    Ở tuổi đôi mươi người ta thường phải đối diện với 3 chữ thất: thất học, thất tình và thất nghiệp. Thất học ư? Đó là một điều tất yếu vì bạn đã đến tuổi phải rời khỏi giảng đường đại học. Thất tình ư? Vẫn có bạn bè bên cạnh cơ mà. Thất nghiệp ư? Đáng sợ thật! Hãy thử tưởng tượng khi bạn vừa ra trường, chính thức mất “viện trợ” từ gia đình, không có việc đồng nghĩa với việc không có lương, làm sao mà sống nổi đây? Thế nên tuổi đôi mươi thất gì chứ đừng thất nghiệp!

    Thực ra chẳng riêng tuổi 2x mà bất kỳ tuổi nào cũng sợ thất nghiệp, nhưng có lẽ nỗi sợ này lớn nhất ở những người trong độ tuổi đôi mươi, khi mà họ đang ở trạng thái chênh vênh về những lựa chọn, định hướng cho bản thân. Đối mặt với hàng loạt lời từ chối của các nhà tuyển dụng liệu chúng ta còn đủ tự tin như ban đầu? Thực chất đó mới chỉ là khởi đầu, cứ cho là bạn có một công việc nhưng còn vô số những điều không như mong muốn trong cuộc sống công sở mà tôi, bạn hay bất kỳ ai chúng ta đều có thể gặp phải. Và nếu “cơm không lành canh không ngọt” chúng ta lại dứt áo ra đi và trở thành những người thất nghiệp!

    Một trong những lý do mà đưa bạn vào trạng thái thất nghiệp là do môi trường làm việc. Môi trường công sở không phải là thảm đỏ trải đầy hoa hồng như bất kỳ cô cậu sinh viên nào mơ mộng. Ở đó có thể bạn sẽ giống như vô hình, chẳng có tiếng nói. Vừa ra trường, ai cũng tràn đầy năng lượng muốn cống hiến hết mình nhưng đôi khi môi trường công sở lại đáp lại bạn bằng một gáo nước lạnh. Ý tưởng mà bạn cho là hay thì người ta có muôn vàn lý do như ý tưởng chưa thực tế, hiệu quả không cao, chi phí...để từ chối áp dụng. Đấy là công việc, còn về tình cảm với các đồng nghiệp thì sao? Có thể những người đồng nghiệp lúc nào cũng cười nói thân thiện kia lại chẳng thật lòng với bạn. Hôm nay họ tốt với bạn nhưng ngày mai lại chê trách bạn làm việc kém hiệu quả với lãnh đạo. Môi trường làm việc như vậy sẽ khiến bạn chẳng còn hứng thú, tâm huyết, cống hiến cho công việc nữa.

    Lý do tiếp theo mà thường đưa mọi người vào tình trạng thất nghiệp là chính sách đãi ngộ hay hiểu một cách đơn giản hơn là lương. Bạn cống hiến hết mình cho công ty nhưng lại nhận về đồng lương ít ỏi. Trong khi những người bạn khác làm những vị trí tương đương như vậy lại có mức lương cao hơn hẳn bạn. Bạn thấy rằng công ty trả như vậy cho bạn là không xứng đáng với những gì bạn bỏ ra nên bạn luôn cảm thấy ấm ức. Nỗi ấm ức ấy nếu không được chia sẻ, giải quyết thì càng ngày sẽ càng cao và cuối cùng bạn sẽ thôi việc như một kết quả tất yếu.

    Còn rất nhiều lý do để bạn nghỉ việc như cách thức quản lý, lãnh đạo thiếu công bằng, không có cơ hội thăng tiến…

    Nhưng! Có bao giờ bạn nghĩ rằng nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp còn ở chính bản thân mình? Bạn đã thực sự hiểu biết về lĩnh vực đang làm? Bạn có tin rằng mình nắm rõ về công ty, lĩnh vực hoạt động và xu hướng của công việc bạn đang làm không? Hàng ngày có rất nhiều lượng thông tin mà bạn phải cập nhật, trau dồi để tìm ra hướng đi mới, khả quan cho công việc của bạn nói riêng và công ty nói chung, bạn đã làm được điều này chưa? Hơn nữa, bạn có kỹ năng làm việc tốt với đồng nghiệp? Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao đồng nghiệp của bạn lại đánh giá thấp bạn chưa? Họ đánh giá bạn bằng những gì họ nhìn thấy, nếu bạn không thể hiện tốt thì không thể trách họ đã chê năng lực của bạn. Bạn buồn vì mức lương thấp? Bạn đã bao giờ thỏa thuận với công ty về mức lương của mình? Lắng nghe xem tại sao họ lại chỉ chi trả như vậy, liệu rằng chất lượng công việc của bạn có xứng đáng với mức lương cao hơn?

    Bạn không thể (hoặc rất rất khó) thay đổi môi trường làm việc của cả một công ty, vậy thì hãy thay đổi bản thân mình để có thể phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, trau dồi bản thân, thay đổi cách làm việc với đồng nghiệp và khi đó chỉ số lương của bạn cũng sẽ tích cực hơn.

    Nhưng thay đổi bắt đầu từ đâu? Thay đổi như thế nào là một bài toán nan giải mà không nhiều người có thể tự giải được. Hãy tìm đến những người có kinh nghiệm, hãy tham khảo học hỏi lắng nghe chia sẻ của họ, của những nhà tuyển dụng xem họ thực sự muốn gì và bạn nên làm gì để có một công việc ổn định với môi trường làm việc lý tưởng. Bạn có thể tham khảo khóa học “Novajob - kỹ năng tìm việc” của Novaedu (Đơn vị cung cấp giải pháp về nhân sự hàng đầu) để chấm dứt chuỗi ngày đau khổ nơi công sở và mở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho chính bản thân bạn.

    Hãy dành một chút thời gian tham khảo Novajob tại đây, vì có thể nó sẽ làm cuộc sống công sở của bạn tươi đẹp hơn!

    P.Q 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuoi-doi-muoi-that-gi-chu-dung-that-nghiep-a229923.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Novaedu đồng hành cùng Speak Out Loud

    Novaedu đồng hành cùng Speak Out Loud

    Speak Out Loud là cuộc thi quay video bằng tiếng Anh không chuyên dành riêng cho sinh viên Học viện Ngân hàng, với mục đích thúc đẩy tinh thần học tiếng Anh của các bạn