+Aa-
    Zalo

    Từng "chạy ăn từng bữa", nhiều nông dân đổi đời thành tỷ phú nhờ nuôi loài sắp tuyệt chủng

    (ĐS&PL) - Từng ở trong hoàn cảnh chạy ăn từng bữa, nhiều nông dân ở Tiền Giang nay đã đổi đời thành tỷ phú nhờ nuôi loài cá thịt thơm, ngon, bổ dưỡng sắp tuyệt chủng.

    Người tiên phong nuôi cá mè vinh ở Tiền Giang

    Theo thông tin từ Cổng thông tin tỉnh Tiền Giang, ông Hai On, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Hậu Mỹ Bắc A, được biết đến như người tiên phong trong việc ương dưỡng cá giống, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ấp Mỹ Chánh 4 thành khu vực ương cá giống nước ngọt hàng đầu tại huyện Cái Bè và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Ông Hai On tâm sự rằng, động lực để ông theo đuổi nghề ương cá giống xuất phát từ nỗi xót xa trước nguy cơ tuyệt chủng của cá mè vinh vào giữa thập kỷ 80. Do đánh bắt quá mức, loài cá đặc sản này gần như biến mất khỏi các ao hồ, sông ngòi.

    Không cam lòng nhìn cá mè vinh biến mất, ông Hai On đã nỗ lực tìm kiếm và mang những con cá mè vinh còn sót lại đến Viện Nghiên cứu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách ương giống.

    Ông Hai On (Âu Văn On), Chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Hậu Mỹ Bắc A là người tiên phong trong việc thực hiện mô hình ương dưỡng cá giống. Ảnh: Dân Việt

    Ông Hai On (Âu Văn On), Chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Hậu Mỹ Bắc A là người tiên phong trong việc thực hiện mô hình ương dưỡng cá giống. Ảnh: Dân Việt

    Nhờ sự kiên trì và nỗ lực, ông Hai On đã ương thành công cá mè vinh, tạo ra nguồn cung giống luôn "cháy hàng" trên thị trường. Thời điểm đó, giá cá mè vinh giống lên tới 500 xu/con, tương đương 1 chỉ vàng hay 200 giạ thóc cho một triệu con giống.

    Sau thành công với cá mè vinh, ông tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật ương nhiều loại cá giống khác như cá chép, tai tượng, chim trắng, rô đồng, rô phi, trôi, diêu hồng...

    Hiện tại, mỗi năm ông Hai On cung cấp ra thị trường khoảng 1 tỷ con cá giống các loại, mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng.

    Ông On chia sẻ trên báo Dân Việt, cá mè vinh là loài cá đặc sản được ưa chuộng tại Đồng bằng sông Cửu Long nhờ bộ vảy ánh bạc lấp lánh, lưng nhô cao và khả năng sinh sản mạnh mẽ (4-5 lần mỗi năm, mỗi lần đẻ hàng trăm nghìn trứng).

    Nuôi cá mè vinh thương phẩm cũng khá dễ dàng. Ngoài tự nhiên, chúng chủ yếu ăn rong rêu và thực vật dưới nước. Khi nuôi, người nuôi có thể bổ sung thêm rau và thức ăn công nghiệp để cá lớn nhanh.

    Nhiều nông dân đổi đời nhờ nuôi cá mè vinh

    Thành công của mô hình nuôi cá giống đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút nhiều nông dân ở ấp Mỹ Chánh 4 tham gia. Trước đây, vùng đất này vốn là vùng trũng, nhiễm phèn nặng, chủ yếu bỏ hoang hoặc trồng lúa kém hiệu quả.

    Giờ đây, ấp Mỹ Chánh 4 đã chuyển mình thành một trung tâm ương và cung ứng giống thủy sản nước ngọt quan trọng của tỉnh Tiền Giang. Từ một ấp nghèo khó, nơi đây đã vươn lên trở thành một trong những ấp giàu có nhất vùng, với sự xuất hiện của nhiều tỷ phú nhờ nghề ương cá giống.

    Đặc sản cá mè vinh đang được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dân Việt

    Đặc sản cá mè vinh đang được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dân Việt

    Để hỗ trợ người dân phát triển nghề ương cá, địa phương đã thành lập Chi hội Nghề cá và Câu lạc bộ Khuyến nông, khuyến ngư. Các lớp tập huấn về kỹ thuật ương giống cá mới, xử lý ao nuôi và chăm sóc cá cũng được tổ chức thường xuyên, giúp bà con nắm bắt kiến thức và hoàn thiện quy trình ương cá.

    Từ những ao ương nhỏ lẻ ban đầu, hiện nay ấp Mỹ Chánh 4 đã có khoảng 150 ha ao ương cá bột, cá hương với sự tham gia của 80 hộ dân. Mỗi năm, vùng ương cá giống này cung cấp cho thị trường từ 300 - 500 tấn cá giống các loại, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ không chỉ giới hạn trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn mở rộng sang Campuchia.

    Đa dạng cách chế biến ca mè vinh

    Chị Hoàng, chủ một vựa hải sản ở Tân Phú, TP.HCM, giải thích rằng cá mè vinh được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn do giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá mè vinh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

    Bên cạnh đó, cá mè vinh còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và "hao cơm" như kho lạt, nướng mọi, canh chua, chiên sả ớt... Đặc biệt, khi chế biến, không nên cạo vảy cá mè vinh vì điều này giúp giữ lại hương vị đặc trưng của món ăn.

    Cá mè vinh là loại cá được người tiêu dùng cho là cá đặc sản. Ảnh minh họa

    Cá mè vinh là loại cá được người tiêu dùng cho là cá đặc sản. Ảnh minh họa 

    Chị Hoàng cũng cho biết, cá mè vinh thường được nhiều người tìm mua vào dịp Tết để thưởng thức hoặc làm quà biếu, thể hiện sự trân trọng đối với đặc sản vùng miền.

    Giá cá mè vinh sống thường dao động từ 170.000-200.000 đồng/kg đối với những con có trọng lượng 0,5-1,5kg. Cá càng lớn thì giá trị càng cao do thịt chắc và thơm ngon hơn. Theo chị Hoàng, hiện nay cá mè vinh có trọng lượng 4-5kg/con không còn hiếm, và giá mỗi con lên đến tiền triệu là điều bình thường.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tung-chay-an-tung-bua-nhieu-nong-dan-oi-oi-thanh-ty-phu-nho-nuoi-loai-sap-tuyet-chung-a456703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan