+Aa-
    Zalo

    Tuần trăng mật ác mộng của cặp đôi Hy Lạp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã biến tuần trăng mật trong mơ của một cặp đôi mới cưới người Hy Lạp kết thúc trong cơn ác mộng...

    (ĐSPL) - Khủng hoảng ở Hy Lạp đã biến tuần trăng mật trong mơ của một cặp đôi mới cưới người Hy Lạp kết thúc trong cơn ác mộng khi cả hai mắc kẹt ở thành phố New York, Mỹ khi trong túi không còn một xu.

    Valasia Limnioti và Konstantinos Patronis đang tận hưởng tuần thứ ba của kỳ nghỉ trăng mật thì nhận được hung tin các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ do ngân hàng Hy Lạp phát hành của họ bị từ chối. Trong khi đó, ở Hy Lạp, các ngân hàng ở đây phải đóng cửa khi nước này đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, báo Vietnamnet đưa tin.

    Tại Hy Lạp, người dân thường thanh toán bằng tiền mặt vì hầu hết các cơ sở kinh doanh thường sử dụng cách này. Tuy nhiên, cặp đôi trên được khuyên nên mang thẻ để dùng tại Mỹ. Vì vậy, hai ngân hàng Hy Lạp đã làm thẻ ghi nợ Visa và một thẻ tín dụng cho họ.

    Valasia Limnioti và Konstantinos Patronis đang tận hưởng tuần thứ ba của kỳ nghỉ trăng mật thì nhận được hung tin các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ do ngân hàng Hy Lạp phát hành của họ bị từ chối.

    Trong khi khủng hoảng kinh tế Hy Lạp bùng nổ, cặp vợ chồng mới cưới đang ở thành phố New York sau khi dành thời gian dạo chơi ở Los Angeles và trên biển Caribbe. Để có kỳ nghỉ này, cặp đôi trên đã dành dụm cả năm.

    "Mọi việc đều tốt đẹp, rỗi bỗng nhiên Bùm - ở New York", Limnioti nói.

    Cặp đôi này cho hay, họ đang ở một tại một khách sạn ở trung tâm thành phố thì thẻ không thanh toán được và họ buộc phải trả phụ phí bằng số tiền mặt đang ngày càng ít đi.

    "Chúng tôi không thể rút thêm một tý tiền nào - tất cả chỉ là con số 0", Limnioti kể. "Chúng tôi đói, và tôi khóc suốt 2 ngày. Tôi cảm thấy mình là kẻ vô gia cư giữa New York".

    Cặp đôi này đã tiêu những đồng đô la cuối cùng tại một cửa hàng McDonalds.

    Cô Limnioti nói rằng: “Chúng tôi đã đói và khóc trong 2 ngày. Tôi cảm thấy như mình là người vô gia cư ở New York”. Cặp đôi này quyết định không ăn một vài bữa trước khi chi những đồng tiền cuối cùng cho bữa tối tại nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's.

    Đến ngày 30/6, quá tuyệt vọng, cả hai đã đến nhà thờ Hy Lạp Orthodox Archdiocese ở New York và được hỗ trợ số tiền 350 USD để cầm cự trước khi đáp máy bay về nhà ở Hy Lạp hôm 3/7. Vợ chồng anh Patronis cho biết sẽ trả lại số tiền trên nhưng nhà thờ nói rằng đó như một món quà cho cả hai.

    Trước khi quay về nhà, Limnioti nói với hãng tin NBC rằng, cô được người thân thông báo rằng nhiều người Hy Lạp khác đang rơi vào cảnh khốn khổ ở Mỹ, gồm cả những người đang trị bệnh nhưng không thể thanh toán viện phí.

    Cô Limnioti, 36 tuổi, hiện đã thất nghiệp sau khi công ty làm ăn thất bại. Người chồng 39 tuổi đang là một kỹ sư trực thăng của quân đội Hy Lạp. Trong khi đó, các ngân hàng Hy Lạp đã đóng cửa được 4 ngày khiến sự bất mãn của người dân ngày một tăng lên.

    Tuần trăng mật “mơ ước” của anh Konstantinos Patronis và vợ Valasia Limnioti tan vỡ. Ảnh: AP

    Giới trẻ Hy Lạp ồ ạt 'trốn' sang nước ngoài vì khủng hoảng nợ

    Khủng hoảng tài chính đang là một mối lo lớn của người dân Hy Lạp, đặc biệt là giới trẻ Hy Lạp đang ồ ạt "trốn" sang nước ngoài bởi khủng hoảng nợ. Vậy, tương lai của họ sẽ ra sao trước mối hiểm họa lớn này?

    Từ khi cuộc khủng hoảng ập đến Hy Lạp, tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia này đã cao đỉnh điểm. Mọi công việc ở đây đã trở nên rất khó khăn vì hầu hết các doanh nghiệp, công ty đã đóng cửa. Do đó, người dân, đặc biệt là giới trẻ Hy Lạp đã "ồ ạt" trốn sang nước ngoài để tìm một công việc, một cuộc sống tốt hơn.

    Dani Iordake, một thanh niên Hy Lạp 21 tuổi, đã buộc phải bỏ học đại học để đi kiếm tiền cùng mẹ và nuôi gia đình.

    "Tôi không nhìn thấy một tương lai ở Hy Lạp. Hy Lạp là một đất nước đẹp nhưng tôi không thể tưởng tượng những ngày tháng sống ở đây sẽ ra sao và tôi phải đấu tranh với nó thế nào", Dani Iordake thở dài cho biết.

    Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Hy Lạp đã đạt gần 50\% sau khi các cuộc đàm phán giữa chính phủ Hy Lạp và chủ nợ thất bại.

    Hơn 200.000 người Hy Lạp đã phải rời bỏ đất nước kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2010. Nhiều doanh nghiệp buộc phải rời sang nước khác do thiếu nhân công và tiền lương.

    "Anh trai tôi sống ở Tây Ban Nha, người bạn thân nhất của tôi ở Đức. Tôi có rất nhiều bạn bè ở Anh, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Pháp và thậm chí cả ở Ba Lan”, Iordake cho biết thêm.

    Ban đầu, Iordake chỉ dự định sống ở Na Uy 2 hoặc 3 năm. Tuy nhiên, bây giờ anh đã quyết định sống ở đây lâu hơn, mặc dù anh rất nhớ đất nước Hy Lạp, nhớ mặt trời ở Hy Lạp và nhớ cả thức ăn của Hy Lạp.

    [mecloud]QO8Tzkx2gx[/mecloud]

    Thủ tướng Alexis Tsipras và Đảng cánh tà Syriza của ông đã cam kết sẽ giúp đất nước vượt qua những thời khắc khó khăn này. Tuy nhiên, trái ngược lại với cam kết này, chính phủ Hy Lạp lại đưa ra lệnh áp đặt kiểm soát vốn và đóng cửa ngân hàng.

    Đôi bạn Marilena và Josie ngồi trên một chiếc ghế ở góc đường và bàn về tương lai của mỗi người.

    Là một chuyên gia trị liệu massage, Josie, 22 tuổi, không thể tìm được một việc làm toàn thời gian và cô đã phải làm tất cả những công việc từ trông trẻ…để kiếm sống.

    "Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, tôi đã kiếm được 1.300 euro. Giờ đây, tôi kiếm không bằng một nửa chỗ đó”, Josie nói.

    Bạn trai của Josie hiện đang sống ở Hà Lan và cô đang có ý định chuyển qua đó sống với anh ấy.

    Marilena, 33 tuổi, có thể sẽ sang Đức sống cùng anh trai. Cô cho biết anh trai cô đang làm trong quân đội và kiếm được 2.000 euro/tháng.

    Quyết định rời khỏi quê hương không phải là một quyết định dễ dàng. Tuy nhiên, đó là một sự lựa chọn, lựa chọn vì một tương lai tốt hơn.

    Giannis Grigoriou, một kỹ sư dân sự đang thất nghiệp, đang có kế hoạch di cư đến Ả Rập vì anh nghĩ anh sẽ may mắn tìm được việc làm ở đó.

    “Giới trẻ Hy Lạp thi nhau di cư, đó không phải là một hiện tượng mới, nhưng nó đã tăng lên đáng kể trong thời khủng hoảng”, Lois Labrianidis, giáo sư địa lý kinh tế tại Đại học Thessaloniki nhận định.

    Ông Labrianidis hy vọng chính phủ nước này sẽ có thể đàm phán lại với các chủ nợ, vì ông cho rằng nếu Hy Lạp không phải trả thêm nhiều tiền cho chủ nợ, thì Hy Lạp sẽ có nhiều tiền để cải tiến nền kinh tế.

    "Những ngày này là rất quan trọng đối với Hy Lạp, đặc biệt là đối với giới trẻ”, ông nói.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuan-trang-mat-ac-mong-cua-cap-doi-hy-lap-a100886.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.