+Aa-
    Zalo

    Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo quy định, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam....

    Theo quy định, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

    Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đã quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

    Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ, cụ thể:

    - Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường:

    + Năm 2021: Đủ 55 tuổi 4 tháng

    + Năm 2022: Đủ 55 tuổi 8 tháng

    + Năm 2023: Đủ 56 tuổi

    + Năm 2024: Đủ 56 tuổi 4 tháng

    + Năm 2025: Đủ 56 tuổi 8 tháng

    + Năm 2026: Đủ 57 tuổi

    + Năm 2027: Đủ 57 tuổi 4 tháng

    + Năm 2028: Đủ 57 tuổi 8 tháng

    + Năm 2029: Đủ 58 tuổi

    + Năm 2030: Đủ 58 tuổi 4 tháng

    + Năm 2031: Đủ 58 tuổi 8 tháng

    + Năm 2032: Đủ 59 tuổi

    + Năm 2033: Đủ 59 tuổi 4 tháng

    + Năm 2034: Đủ 59 tuổi 8 tháng

    + Từ năm 2035 trở đi: Đủ 60 tuổi

    - Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam trong điều kiện lao động bình thường:

    + Năm 2021: Đủ 60 tuổi 3 tháng

    + Năm 2022: Đủ 60 tuổi 6 tháng

    + Năm 2023: Đủ 60 tuổi 9 tháng

    + Năm 2024: Đủ 61 tuổi

    + Năm 2025: Đủ 61 tuổi 3 tháng

    + Năm 2026: Đủ 61 tuổi 6 tháng

    + Năm 2027: Đủ 61 tuổi 9 tháng

    + Từ năm 2028 trở đi: Đủ 62 tuổi.

    Theo quy định, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Ảnh minh họa

    Mới đây bộ Nội vụ có ban hành Công văn 5081/BNV-CCVC hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu cho công chức, viên chức theo Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, để bảo đảm thực hiện thống nhất các quy định liên quan đến tuổi nghỉ hưu (thời điểm thông báo nghỉ hưu, ra quyết định nghỉ hưu), sau khi thống nhất với bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương như sau:

    1. Đối với trường hợp có thời điểm nghỉ hưu sau ngày 01/01/2021, khi xem xét ra thông báo nghỉ hưu và quyết định nghỉ hưu được tính trên cơ sở tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

    Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đã ra thông báo nghỉ hưu thì không phải ra thông báo lại; thời điểm ra quyết định nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 công văn này.

    2. Đối với trường hợp có thời điểm nghỉ hưu trước ngày 01/01/2021 mà thuộc trường hợp được áp dụng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 40 Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì không thuộc trường hợp được áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019; thời điểm ra thông báo nghỉ hưu và quyết định nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Cụ thể, tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP quy định: Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau: Không quá 1 tháng đối với một trong các trường hợp: thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; công chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con bị từ trần, bị Toà án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình công chức bị thiệt hại do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn; không quá 3 tháng đối với một trong các trường hợp: bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện; không quá 6 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

    Còn tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau: không quá 1 tháng đối với một trong các trường hợp: thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; không quá 3 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện; không quá 6 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-nam-2021-tuoi-nghi-huu-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-a341978.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan