+Aa-
    Zalo

    Từ năm 2021, người dân được phép bắn pháo hoa trong dịp lễ tết, đám cưới, sinh nhật...

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghị định 137/2020 của Chính phủ cho phép các người dân có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" được bắn pháo hoa không gây tiếng nổ.

    Nghị định 137/2020 của Chính phủ cho phép các người dân có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" được bắn pháo hoa không gây tiếng nổ.

    Người dân có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" được phép bắn pháo hoa không gây tiếng nổ. Ảnh minh họa

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, nghị định mới bổ sung thêm nhiều điểm về các trường hợp được phép sử dụng pháo cũng như các hành vi bị nghiêm cấm về pháo nổ.

    Tại Điều 17, nghị định phân định rõ pháo hoa nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ, đồng thời cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa không gây tiếng nổ trong các trường hợp: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

    Như vậy, kể từ ngày 11/1/2021 (thời điểm nghị định có hiệu lực), người dân chỉ cần có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" sẽ được sử dụng pháo hoa mà không cần phải xin phép trong các dịp được nêu ở trên và chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Nghị định cũng nêu rõ khi mua pháo hoa, các cá nhân, tổ chức cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa và nộp tại cơ quan công an. Sau 5 ngày, công an sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và giấy phép mua pháo hoa. Giấy phép này sẽ có thời hạn 30 ngày.

    Pháo hoa gây tiếng nổ được xác định là pháo hoa nổ tầm thấp (tầm bắn dưới 120m) hoặc pháo hoa nổ tầm cao (trên 120m); loại này được xếp vào khái niệm pháo nổ.

    Pháo hoa nổ được bắn trong các dịp do Thủ tướng quyết định; các sự kiện văn hóa du lịch mang tính quốc gia, quốc tế. Dịp Tết Nguyên Đán và Quốc khánh 2/9, các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa tầm cao, các tỉnh còn lại bắn pháo hoa tầm thấp với thời lượng không quá 15 phút.

    Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương; tỉnh Điện Biên được bắn trong ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ; Hà Nội và TP.HCM được bắn pháo hoa trong Ngày Chiến Thắng 30/4.

    Trước đó, Nghị định 36 năm 2009 quy định chung các loại pháo hoa là sản phẩm có thể gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của Thủ tướng, chính quyền các địa phương trong những ngày lễ lớn.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-nam-2021-nguoi-dan-duoc-phep-ban-phao-hoa-trong-dip-le-tet-dam-cuoi-sinh-nhat-a347535.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan