+Aa-
    Zalo

    Từ 2025, 2 di tích khu phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội thu phí tham quan

    (ĐS&PL) - Chiều nay 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan đối với các danh lam thắng cảnh, di tích.

    Cụ thể, từ 1/1/2025, du khách tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phải mua vé lượt.

    Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng trình bày tờ trình về thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng tại Hà Nội.

    Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng trình bày tờ trình về thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng tại Hà Nội.

     

    Theo đó, đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây.

    Đối tượng miễn thu phí gồm người khuyết tật nặng và trẻ em dưới 16 tuổi. Đối tượng giảm 50% phí gồm người khuyết tật, người cao tuổi, học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.

    Thời gian không thu phí: Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

    Riêng Bảo tàng Hà Nội thực hiện không thu phí cả Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5.

    Mức thu phí tại Bảo tàng Hà Nội được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 1/1/2025 đến khi dự án trưng bày hoàn thành, mức thu phí 30.000 đồng/ lượt/ khách; giai đoạn 2, sau khi dự án trưng bày hoàn thành, mức thu phí 50.000 đồng/ lượt/ khách.

    Các di tích 22 Hàng Buồm và Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây: 20.000 đồng/ lượt/ khách.

    Các đơn vị tổ chức thu phí trực tiếp là Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội; Bảo tàng Hà Nội. Tỷ lệ để lại cho đơn vị thu là 90%. 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện mức thu phí trên: Từ ngày 1/1/2025.

    Bảo tàng Hà Nội, di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây đều là những địa điểm mang dấu ấn, không gian gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội. Các di tích này đều trưng bày phong phú đa dạng các vật phẩm theo chuyên đề gắn liền từ thuở mới sơ khai lập quốc phát triển cho đến ngày nay của Thủ Đô, thu hút đông đảo lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tu-2025-2-di-tich-khu-pho-co-ha-noi-va-bao-tang-ha-noi-thu-phi-tham-quan-a488844.html
    Hà Nội giáp với bao nhiêu tỉnh thành?

    Hà Nội giáp với bao nhiêu tỉnh thành?

    Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn có vị trí địa lý đặc biệt.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hà Nội giáp với bao nhiêu tỉnh thành?

    Hà Nội giáp với bao nhiêu tỉnh thành?

    Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn có vị trí địa lý đặc biệt.