+Aa-
    Zalo

    Từ 1/7, phụ cấp thâm niên của giáo viên chính thức bị bãi bỏ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ 1/7, Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa mà sẽ được ưu tiên hưởng "phụ cấp đặc thù nghề".

    Từ 1/7, Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa mà sẽ được ưu tiên hưởng "phụ cấp đặc thù nghề".

    Phụ cấp thâm niên của giáo viên chính thức bị bãi bỏ từ 1/7. Ảnh minh họa 

    Từ 1/7, phụ cấp thâm niên của giáo viên "sẽ bị cắt"

    Theo Luật Giáo dục hiện hành, nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

    Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1% nữa.

    Do vậy, hiện nay, trong cơ cấu tiền lương của giáo viên vẫn bao gồm phụ cấp thâm niên.

    Sắp tới, từ 1/7/2020, theo quy định tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 thì: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.

    Có thể thấy, theo Luật Giáo dục năm 2019, sắp tới giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa mà sẽ được ưu tiên hưởng “phụ cấp đặc thù nghề”.

    Phụ cấp đặc thù nghề hiên nay đang áp dụng Nghị định 113/2015/NĐ-CP (ngày 9/11/2015) đối với đối tượng điều chỉnh: “…Chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành; phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập), có hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn”.

    Đây cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2018. Cụ thể, việc cải cách tiền lương sẽ: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề; Có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước dành cho ngành giáo dục và đào tạo, y tế, Tòa án, kiểm sát…

    Như vậy, từ ngày 1/7/2020, khi Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực thì phụ cấp thâm niên của giáo viên cũng sẽ bị bãi bỏ trong tiền lương.

    Tăng lương cơ sở từ 1/7

    Theo Nghị quyết 86 năm 2019 của Quốc hội, cũng từ 1/7/2020, lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng.

    Việc tính lương của giáo viên vẫn dựa vào công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở nên từ 1/7/2020 lương cơ sở tăng kéo theo đó lương của giáo viên cũng sẽ tăng theo.

    Việc tăng lương cơ sở cũng dẫn đến mức phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với nhà giáo tăng tương ứng, tăng hơn 7,38% so với quy định hiện hành.

    Mặc dù phụ cấp thâm niên bị bãi bỏ nhưng giáo viên vẫn được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề. Do vậy, lương giáo viên sẽ không có nhiều thay đổi dù không còn phụ cấp thâm niên.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-17-phu-cap-tham-nien-cua-giao-vien-chinh-thuc-bi-bai-bo-a326330.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan