+Aa-
    Zalo

    TS. Bích Ngọc: Hơn 30 năm cống hiến cho đôi mắt, sáng cả một tấm lòng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người ta nói “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Trong suốt 30 năm qua, TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội

    Người ta nói “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Trong suốt 30 năm qua, TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội - đã mang đến ánh sáng cho cuộc sống của biết bao thế hệ bệnh nhân.

    Từ 8h30 sáng chủ nhật, Phòng khám mắt Bích Ngọc (số 123 Phố Huế) đã kín người ra vào tấp nập. Nghe tiếng vị bác sĩ Bích Ngọc từ lâu, nhiều người từ xa tận Bắc Ninh hay Hưng Yên cũng tìm đến để được thăm khám và điều trị.

    Chị Minh Ngọc (Bắc Ninh) cho biết “Mình được bạn bè giới thiệu cô Ngọc là Phó Giám đốc Bệnh viện mắt Hà Nội có nhiều kinh nghiệm nên mình đưa bé lên tận đây khám. Cô rất nhẹ nhàng và tâm lý với bé.”

    Hơn 30 năm trong ngành, TS.BSCKII Trịnh Thị Bích Ngọc đã trở thành cái tên quá quen thuộc trong ngành mắt Việt Nam, chữa trị cho hàng triệu bệnh nhân trên khắp cả nước.

    30 năm cống hiến: “Chưa một ngày từ chối bệnh nhân”

    Năm 1984, sau khi tốt nghiệp chuyên khoa Mắt, ĐH Y Hà Nội, bác sĩ Ngọc được cử về công tác tại Bệnh viện Mắt Hà Nội. 14 năm miệt mài vừa học vừa làm, với lòng đam mê nghề, cô đã hoàn thiện chuyên khoa cấp II nhãn khoa, đồng thời được tin tưởng giao phó trách nhiệm vị trí Trưởng khoa Mắt Bệnh viện mắt Hà Nội. Với nhiều đóng góp cho ngành, năm 2008 cô tiếp tục được bổ nhiệm vị trí Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội.

    TS. BSCK II. Trịnh Thị Bích Ngọc – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Mắt Hà Nội

    Tuy công việc quản lý rất bận rộn nhưng tâm huyết của bác sĩ Ngọc vẫn là chuyên môn khám chữa mắt nên cô luôn dành thời gian thăm khám trực tiếp cho các bệnh nhân, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nâng cao tay nghề.

    TS Bích Ngọc với hơn 30 năm tuổi nghề, đã khám và điều trị trực tiếp các bệnh về mắt cho hơn 1 triệu lượt bệnh nhân.

    Cô chia sẻ “Thực tế khám và chữa bệnh cho bệnh nhân giúp cô được tiếp xúc với họ, chia sẻ cả những lo âu, phiền muộn để cho họ những lời khuyên về việc giữ gìn, bảo vệ đôi mắt. Vì thế, trong cuộc đời làm nghề chưa bao giờ cô từ chối khi bệnh nhân tìm đến mình. Họ đến với mình là họ đã tin tưởng và đặt trọn niềm tin vào mình nên chắc chắn cô sẽ giúp đỡ họ hết sức có thể”.

    Nói về những khó khăn trong nghề, bác sĩ Ngọc nói “Là một người phụ nữ, việc cống hiến cho sự nghiệp khám chữa bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cá nhân của cô. Rất may mắn là cả gia đình ủng hộ và luôn tạo điều kiện tốt nhất để cô theo đuổi niềm đam mê của mình. Cô luôn hiểu rằng chiếc áo blouse trắng mà mình đang khoác có ý nghĩa to lớn thế nào nên luôn tự nhắc bản thân phải có trách nhiệm với mỗi bệnh nhân”.

    Kết quả của những nỗ lực và niềm đam mê với nghề là năm 2010, cô đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, trở thành một trong những Tiến sĩ nhãn khoa đầu tiên của ngành mắt Hà Nội, khẳng định tên tuổi, tài năng và tấm lòng người bác sĩ trong ngành nhãn khoa.

    Việc sở hữu học vị danh giá và một vị trí vững vàng không khiến cô rời xa vị trí bác sĩ của mình. Trung bình mỗi ngày cô vẫn khám trực tiếp cho 50 – 100 lượt bệnh nhân, tham gia tiến hành các ca phẫu thuật mắt tại Bệnh viện mắt Hà Nội…

    …Luôn đau đáu với sự nghiệp khám chữa mắt cho trẻ em

    TS Bích Ngọc luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em – đối tượng đang ngày càng phải chịu nhiều căn bệnh về mắt. Cô là chủ nhiệm chương trình mắt học đường thành phố Hà Nội, trực tiếp khám miễn phí cho hàng nghìn trẻ em. Ngoài ra, cô đã từng phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em, tổ chức các chương trình khám và phẫu thuật cho trẻ em bị dị tật về mắt và các em có hoàn cảnh khó khăn.

    Chứng kiến cô Ngọc khám bệnh cho các bé mới hiểu hết tấm lòng người bác sĩ. Cô luôn nhẹ nhàng hướng dẫn các bệnh nhân “nhí”. Bên cạnh việc khám bệnh, cô còn tư vấn và cho lời khuyên với các bậc phụ huynh khi chăm sóc đôi mắt cho con em mình.

    Ngoài trực tiếp khám chữa bệnh, cô còn đào tạo và giảng dạy cho cán bộ Y tế tại 29 quận huyện trong TP Hà Nội về Dự án chăm sóc mắt trẻ em, đặc biệt là tật khúc xạ học đường.

    Cô cho biết “Tật khúc xạ học đường ngày càng phổ biến do bố mẹ chưa chú ý bảo vệ mắt cho bé và ảnh hưởng của môi trường sống thiếu ánh sáng, tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Chỉ tiếc sức chỉ có hạn nên cô chỉ mới giúp đỡ được một bộ phận bệnh nhân. Do đó, sắp tới cô sẽ làm nhiều video và bài chia sẻ cho mọi người để ai ai cũng đều có kiến thức về bảo vệ mắt, đặc biệt cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai”.

    Với TS.Bích Ngọc mỗi ngày được tiếp xúc với bệnh nhân về mắt, được cống hiến cho nghề là năng lượng và niềm tin của cuộc sống

    Hiện nay, TS.Bích Ngọc vẫn miệt mài với sự nghiệp khám chữa bệnh của mình. Người ta vẫn thấy cô cần mẫn ngày ngày đón tiếp hàng trăm bệnh nhân đến khám và chữa trị tại Phòng khám Bích Ngọc, tham gia các hoạt động thiện nguyện cho Dự án mắt học đường và tiếp tục nghiên cứu chuyên môn với các bài chia sẻ mạng xã hội…

    Cô đúng là tấm gương mà người ta nhìn vào để khẳng định “Nếu bạn đã coi công việc là tình yêu thì bạn sẽ không phải làm việc bất cứ ngày nào trong đời”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ts-bich-ngoc-hon-30-nam-cong-hien-cho-doi-mat-sang-ca-mot-tam-long-a195792.html
    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ...