+Aa-
    Zalo

    Quan niệm sai lầm khi chữa mất ngủ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ...

    Mất ngủ và muốn ngủ được ngay là tâm lý chung của những bệnh nhân mất ngủ vì thế họ thường tìm tới thuốc tây như một giải pháp hiệu quả. Nhưng mặt trái của thuốc ngủ trên thần kinh, trí não, không phải ai cũng biết.

    Ám ảnh mỗi khi đêm về

    PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng Giám đốc Trung tâm Đào tạo- Chỉ đạo tuyến- Nghiên cứu khoa học Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong những người bệnh đến khám tại Khoa Thần kinh của bệnh viện thì có tới 60 - 70% mắc bệnh mất ngủ. Trong đó, cũng có rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi.

    TS Tô Danh Phương - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

    TS Tô Danh Phương - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, bản thân ông từng tiếp nhận cụ ông 12 năm trắng đêm không ngủ, có người 8 năm, 5 năm còn 1-2 năm thì nhiều vô kể. Trong y văn trên thế giới và ở Việt Nam cũng từng ghi nhận có trường hợp mất ngủ hàng chục năm trời.

    Chị Đỗ Thị Nhàn (45 tuổi, quê Nho Quan, Ninh Bình) đã bị chứng mất ngủ hành hạ suốt 10 năm nay, chị chia sẻ: “Mỗi đêm tôi ngủ nhiều nhất cũng chỉ 2,3 tiếng, còn lại thức trắng. Có ngủ được giấc ngủ cũng rất mơ màng, không sâu, ai làm gì, động gì tôi cũng biết hết.”

    Chính vì mất ngủ như thế khiến cho tính tình chị Nhàn thay đổi theo chiều hướng khó chịu, luôn cáu gắt, nóng giận vô cớ, trí nhớ không còn minh mẫn như trước, nhớ nhớ quên quên như người già. Điều khiến chị khổ tâm nhất có lẽ là chuyện sinh lý vợ chồng, dường như mất ngủ khiến chị bị lãnh cảm, không còn chút ham muốn nào, không ít lần 2 vợ chồng chị cãi nhau cũng chỉ vì chuyện này.

    Theo chị Nhàn nguyên nhân mất ngủ có thể trước đây chị thường xuyên trong tình trạng stress, căng thẳng do công việc không thuận lợi như mong muốn. “Chục năm sống chung với bệnh mất ngủ khiến tôi bị chứng sợ hãi bóng đêm. Dù bây giờ công việc đã ổn nhưng bệnh vẫn không chữa được. Tôi có dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sỹ, ban đầu ngủ được nhưng về sau lại nhờn, đổi đi đổi lại mấy loại thuốc khác nhau nhưng đều không khá hơn. Mà dùng thuốc tây nhiều quá tôi lại sợ ảnh hưởng tới thần kinh nên không dám dùng và đành chấp nhận sống chung với bệnh.”


    Cũng trong tình cảnh tương tự, ông Phạm Nhật Tiến (63 tuổi, ngụ phường Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội) cũng đã từng rong ruổi khắp các bệnh viện lớn nhỏ với hi vọng chữa được căn bệnh mất ngủ kinh niên của mình. “Tôi mất ngủ từ thời còn thanh niên đấy, mấy chục năm rồi. Thuốc nam, thuốc bắc, tới thuốc tây, tôi đều dùng cả nhưng vẫn không ngủ được. Ngày nào cũng như ngày nào, 11 giờ đêm tôi vẫn lên giường mặc dù không có cơn buồn ngủ. Đến khoảng 2 giờ sáng thì thiếp đi được 1 lúc nhưng lại tỉnh rất nhanh nếu như có tiếng động dù nhẹ nhất và rất khó để ngủ lại. Vì thế nên tôi luôn thấy ám ảnh, sợ hãi mỗi khi tối đến.” Ông Tiến kể.

    Nên dùng những sản phẩm trị mất ngủ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên

    Mất ngủ không còn là bệnh của tuổi già mà đang ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, khoảng 33% dân số Việt Nam bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ. Trong đó, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. Đặc biệt, 30% bệnh mất ngủ có liên quan tới bệnh tâm thần. Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormone. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.

    TS Tô Danh Phương cảnh báo: “Đa phần bệnh nhân mất ngủ đang có quan niệm sai lầm khi tỏ ra nóng vội trong việc chữa trị. Tâm lý muốn lấy lại giấc ngủ càng sớm càng tốt đã thúc đẩy họ dùng nhiều thuốc Tây. Nhưng điều này chỉ chữa được phần ngọn nhưng lại dễ xảy ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh gây không tỉnh táo, ảo giác, mất trí nhớ và tâm thần.”

    PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng đưa ra lời khuyên, đối với người trẻ tuổi bị mất ngủ trước tiên cần điều phối lại công việc sao cho hợp lý, tránh làm việc quá khuya và dùng các chất kích thích. Còn với người cao tuổi chú ý điều chỉnh các đơn thuốc chữa bệnh đang sử dụng, đi bộ khoảng 1 tiếng/ngày, chú trọng vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Mọi người, trước khi ngủ nên có một số động tác mà tôi gọi nôm na là "vệ sinh giấc ngủ" như tập yoga, đi bộ hay tắm nước ấm v.v...

    BS Phạm Hưng Củng - nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền nói thêm, người mất ngủ không nên lạm dụng thuốc Tây mà nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, thiên nhiên. Những sản phẩm này không trực tiếp sản sinh ra các chất gây ngủ mà kích thích cho tuyến yên trong cơ thể người hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó, tiết ra các hóc-môn gây ngủ để con người có được giấc ngủ tự nhiên.

    Ông Củng cho biết: "Những sản phẩm này thường phải dùng một thời gian sau mới thấy có hiệu quả. Giấc ngủ cũng vì thế mà cải thiện dần dần chứ không nhanh chóng như dùng thuốc Tây. Tuy nhiên, dùng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có lợi thế lâu dài kể cả khi ngưng sử dụng thì giấc ngủ ngon vẫn tới. Hiện tại, trên thị trường có một số sản phẩm chữa chứng mất ngủ được chiết xuất từ thảo dược như BoniHappy hay BoniSleep được chiết xuất từ cây trinh nữ, hoa lạc tiên, bột ngọc trai, rau diếp khô... nhập khẩu trực tiếp từ Canada. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện YHCT Hà đông với hiệu quả điều trị tốt lên tới 86,7% , được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam xác nhận chất lượng, đang được nhiều người bệnh tin dùng".

    Phạm Hùng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-niem-sai-lam-khi-chua-mat-ngu-a193104.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giải mã chứng mất ngủ của đàn ông

    Giải mã chứng mất ngủ của đàn ông

    (ĐSPL) Chứng mất ngủ không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, đặc biệt là đối với đàn ông ở độ tuổi trên 35. Vậy làm thế nào để cải thiện chứng mất ngủ?