+Aa-
    Zalo

    Trường “rớt hạng” và chuyện ông hiệu trưởng chây ì nợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ một ngôi trường khang trang bề thế, bỗng dưng “rớt hạng”, chây ì trong việc trả nợ công trình là thực trạng đang diễn tra tại Trường THCS Thủy Mai, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

    (ĐSPL) - Từ một ngôi trường khang trang bề thế, bỗng dưng “rớt hạng”, rồi đến chuyện không minh bạch trong nguyên tắc tài chính, chây ì trong việc trả nợ công trình, mất uy tín với phụ huynh, suy giảm niềm tin đối với chính quyền địa phương là thực trạng đang diễn tra tại trường THCS Thủy Mai, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
    Trước đó, báo Đời sống và Pháp luật đăng bài viết "Ông hiệu trưởng đùn đẩy để "xù nợ" tiền xây dựng nhà trường" có nội dung: Công ty TNHH Quảng cáo Hương Sơn tố cáo việc, công ty này đã bàn giao công trình lát gạch TERAZO sân trường cho trường THCS Thủy Mai, nhưng suốt 3 năm qua phía trường này vẫn không thanh toán tiền theo điều khoản đã ký trong hợp đồng.
    Theo tin tức có được, năm học 2011 - 2012, ông Văn Đình Bửu được điều động về làm hiệu trưởng tại trường THCS Thủy Mai. Tại thời điểm này, trường THCS Thủy Mai đang ở “đỉnh cao” về chất lượng cũng như công tác chuyên môn. Thế nhưng sau 2 năm “chèo lái”, vị hiệu trưởng này đã làm “tụt” thành tích của trường so với các đơn vị khác.
    Trong những ngày đầu năm học, để chống chọi với cái nắng như thiêu đốt, các em học sinh của trường này phải lấy áo khoác nắng của mình, hay tận dụng những tấm bìa từ các hộp mì tôm dán lên cửa sổ để che nắng trong lúc ngồi học. Nguyên nhân là do hàng trăm cây xanh trong khuôn viên trường đã bị ông Bửu đốn ngã đem bán.
    Ông Văn Đình Bửu luôn tỏ thái độ bất hợp tác với phóng viên.
    Lý giải với PV báo Đời sống và Pháp luật về câu hỏi vì sao lại bán cây xanh, vị hiệu trưởng này phân trần: “Chúng tôi đã làm đúng, thông qua hội đồng và có hợp đồng mua bán hẳn hoi”. Vậy nhưng, trên thực tế khi PV hỏi ai cho bán? Bán cho ai? Và xin xem hợp đồng mua bán thì ông Bửu hoàn toàn không trả lời được.
    Mang vấn đề này trao đổi với chính quyền địa phương, ông Trương Kế Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Thủy cho hay: "Việc nhà trường tự ý bán cây xanh chính quyền địa phương không hề hay biết. Thông tin này tôi có được là nhờ báo chí cung cấp. Sắp tới, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại”.
    Biện minh cho sự yếu kém của mình trong việc để trường THCS Thủy Mai bị tụt hậu, không nằm trong dánh sách trường chuẩn bởi các chỉ tiêu đề ra đều không đạt, ông Bửu nói: “Do một số hạng mục xuống cấp trầm trọng, cơ sở vật chất thiếu và yếu nên HĐND huyện và phòng giáo dục quyết định cắt chuẩn của nhà trường để xây dựng lại”.
    Trước đó, vào tháng 8/2005, theo quyết định của UBND huyện Hương Sơn, trường THCS Thủy Mai được chọn là một trong năm đơn vị của huyện xây dựng trường chuẩn quốc gia năm học 2005 – 2006. Để làm được điều này, nhà trường cần phải có trong tay ít nhất là 1,4 tỉ đồng với hàng chục ngàn ngày công của phụ huynh và nhân dân. Với tinh thần tất cả vì sự nghiệp trồng người, vì tương lai con em chúng ta, nhà trường cùng Đảng bộ và nhân dân xã Sơn Thủy đã đồng lòng thực hiện. Tháng 6/2006, trường được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận trường chuẩn quốc gia. 
    Để hiểu rõ hơn các khoản thu, chi liên quan đến việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường trong giai đoạn 2011 đến nay, PV đã có buổi trao đổi trực tiếp với ông Văn Đình Bửu, nhưng trong quá trình làm việc, vị này đã bất hợp tác với lí do cô kế toán đi vắng (!?).
    Theo dư luận từ người dân cũng như thông tin PV có được, hàng năm nhà trường vẫn tiến hành các khoản thu của học sinh, nhưng đến nay các khoản trên vẫn chưa được nhà trường trả lời minh bạch trước phụ huynh cũng như trước HĐND xã. Việc thiếu công khai của BGH nhà trường đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
    Ngày 19/9, ban giám sát HĐND huyện Hương Sơn cũng đã có buổi làm việc và yêu cầu nhà trường cần dứt điểm các khoản nợ nói trên đối với doanh nghiệp, không nên để ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục huyện nhà.
    Nói đến những việc làm của ông Văn Đình Bửu, đội ngũ làng giáo ở huyện Hương Sơn luôn phải thốt lên rằng: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
    “Từ khi thầy Văn Đình Bửu về công tác tại trường, bản thân tôi thấy trường không phát triển mà ngày càng tụt hậu. Trường bị cắt mất chuẩn là một mất mát lớn của địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, bởi hệ thống giáo dục là một tiêu chí rất quan trọng. Trong thời gian qua, với vai trò là bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã nhưng tôi cũng không hề hay biết, cũng  như không nhận được văn bản nào liên quan đến các khoản thu của học sinh”, lời của ông Trương Kế Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Thủy khi nhận xét về vị hiệu trưởng trường THCS Thủy Mai.
    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-rot-hang-va-chuyen-ong-hieu-truong-chay-i-no-a66554.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

    Đà Nẵng: Hiệu trưởng Trần Cao Vân gằn giọng, phủ đầu báo chí

    "Tôi mới luân chuyển về trường này từ ngày 1/8. Công việc của tôi trước hết là mình ổn định cái chỗ ngồi của mình cho nó đảm bảo, sau đó bắt đầu tập trung vô ổn định các tổ chức của nhà trường!" - bà Vương Thị Vân đã nói về mình như thế sau những phút "tiếp cận" khá căng thẳng với PV các báo.