+Aa-
    Zalo

    Trường hợp nào chơi hụi không bị xử phạt?

    (ĐS&PL) - Chơi hụi thường được xem như một hình thức vay mượn tiền giữa các cá nhân, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Chơi hụi như thế nào để không vi phạm pháp luật?

    Chơi hụi là gì?

    Khái niệm về hụi đã được nêu rõ ràng theo Khoản 2 Điều 471 của Luật Dân sự. Theo đó, hụi là một hình thức giao dịch tài sản, dựa trên tập quán đã có từ lâu đời và căn cứ theo thỏa thuận của một nhóm người để cùng định ra số người, số tiền, cách thức góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, thời gian, số tiền lĩnh,..

    Nguyên tắc tổ chức hụi

    Các nguyên tắc khi chơi hụi được quy định ở Nghị định 19/2019/NĐ-CP:

    - Việc tổ chức hụi cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự bao gồm: không phân biệt đối xử; việc thực hiện, xác lập, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự cần được được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, thiện chí, trung thực, và không được xâm phạm đến lợi ích người khác.

    Trường hợp nào chơi hụi không bị xử phạt.

    Trường hợp nào chơi hụi không bị xử phạt.

    -Việc tổ chức chơi hụi chỉ nhằm mục đích tương trợ nhân dân, không được tổ chức dưới hình thức lừa đảo, cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái phép hoặc các hành vi khác.

    - Trường hợp tổ chức chơi hụi có lãi suất thì phải tuân theo quy định ở Điều 468 Bộ luật Dân sự: Các bên vay có lãi suất thì mức lãi suất không vượt quá 20%/năm, vượt quá mức lãi suất này sẽ không có hiệu lực.

    Chơi hụi chia làm 2 hình thức:

    • Chơi hụi tính lãi: khi một con hụi cần tiền gấp, nếu muốn chốt hụi sớm thì phải chịu một phần lãi của những con hụi khác, phần lãi này trừ trực tiếp vào số tiền phải đóng hụi của những người khác.
    • Chơi hụi không có lãi: Đến kỳ chốt hụi, con hụi nhận được đủ số tiền, và sẽ phải tiếp tục đóng hụi định kỳ hàng tháng.Ngày nay, các dây hụi thường được tổ chức theo hình thức chơi hụi có lãi. Chính vì vậy, nếu tham gia dây hụi có lãi, con hụi nếu chốt hụi sau thì sẽ có lãi.

    Chơi hụi là một hình thức giao dịch tài sản đã tồn tại từ lâu đời. Việc chơi hụi là không vi phạm pháp luật và được đã được nhà nước đề ra các quy định để quản lý. Các hành vi biến tướng về chơi hụi như: tập hợp vốn trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt.

    Điều kiện tham gia hụi

    Điều kiện tham gia chơi hụi được quy định tương đối đơn giản. Theo Điều 5, 6 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    3.1 Điều kiện làm chủ hụi 

    • Đủ 18 tuổi trở nên và không thuộc trường hợp mất, hạn chế hay có khó khăn về năng lực hành vi dân sự, nhận thức.
    • Chủ hụi là người được hơn một nửa số thành viên bầu trong trường hợp tự tổ chức dây hụi, trừ khi các thành viên có thỏa thuận khác.
    • Thỏa thuận khác của người tham gia dây hụi.

    3.2 Điều kiện tham gia dây hụi 

    • Đủ 18 tuổi trở nên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhận thức.
    • Nếu trong khoản từ 15 đến 18 tuổi có tài sản riêng cũng có thể tham gia dây hụi. Nếu trường hợp sử dụng bất động sản thì cần có sự đồng thuận từ người đại diện.
    • Các thỏa thuận khác của người tham gia chơi hụi.

    Chơi hụi là hình thức giao dịch tài sản đã được nhà nước cho phép. Các quy định về chơi hụi được đề cập trong Nghị Định 19/2019/NĐ-CP

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/truong-hop-nao-choi-hui-khong-bi-xu-phat-a446173.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?

    Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?

    Giữa muôn vàn hiểm nguy rình rập trên từng cung đường, bảo hiểm xe máy tựa như một lá chắn vững vàng, bảo vệ bạn và người thân khỏi những rủi ro bất ngờ.

    Khi nào được đè vạch xương cá ?

    Khi nào được đè vạch xương cá ?

    Vạch xương cá hay còn gọi là vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch kẻ đường được sử dụng để phân chia các làn đường theo chiều đi ngược lại nhau.