+Aa-
    Zalo

    Trường hợp nào bị truy thu tiền bảo hiểm y tế?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    (ĐSPL) - Mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Hỏi: Công ty của tôi phải tham gia bảo hiểm cho người lao động. Đến ngày 01/06/2016 phải đóng tiền bảo hiểm y tế nhưng đến hiện tại (ngày 25/06/2016) công ty tôi vẫn chưa đóng tiền bảo hiểm y tế thì công ty tôi chỉ bị truy thu tiền đóng bảo hiểm thôi hay bị truy thu cả lãi chậm đóng ạ?


    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH về phương thức đóng bảo hiểm xã hội, theo đó:

    “1. Đóng hằng tháng

    Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

    2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

    Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.”

    Như vậy, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng đóng hoặc kỳ đóng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ BHXH cho người lao động.

    Ngoài ra căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Quyết định 959/QĐ-BHXH về tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:

    ” Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng bao gồm cả tiền lãi của các kỳ trước chưa nộp.”

    Đồng thời, theo quy định Điều 23 Quyết định số 959/QĐ-BHXH về truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp :

    ” Truy thu các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN”

    Như vậy, nếu đến hạn mà công ty không đóng bảo hiểm y tế thì sẽ bị truy thu theo quy định của pháp luật.

    Theo như ban cung cấp đến ngày 1/1/2016 phải đóng tiền bảo hiểm y tế nhưng đến hiện tại (ngày 30/01/2016) công ty tôi vẫn chưa đóng tiền bảo hiểm y tế, tuy nhiên bạn không nói rõ là đóng cho tháng 12/2015 trở về trước hay cho tháng 1/2016 nên có hai trường hợp như sau:

    – Trường hợp đóng cho tháng 12/2015 trở về trước: Bên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ truy thu số tiền nợ BHYT của doanh nghiệp bạn cộng với lãi chậm đóng cho thời gian chậm nộp.

    – Trường hợp đóng cho tháng 1/2016 thì bạn vui lòng thanh toán tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm trong ngày 31/1/2016. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đóng vào trước ngày 29 tháng sau mà không phải đóng thêm lãi chậm nộp.

    Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20 Luật BHYT năm 2008 và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không thuộc đối tượng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn giá trị sử dụng cho Công ty để lập hồ sơ báo giảm, kịp thời gửi cơ quan BHXH.

    Theo Điều 4 Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; Khoản 2, Điều 11 Luật BHYT năm 2008 và Khoản 1, Điều 49 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, các hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Người lao động không đóng thay phần BHXH của doanh nghiệp

    Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Khoản 2, Điều 21, Khoản 1, Điều 85, và Khoản 1, Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích từ tiền lương, tiền công phần trách nhiệm đóng BHXH của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định.

    Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

    Do đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-hop-nao-bi-truy-thu-tien-bao-hiem-y-te-a136970.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan