+Aa-
    Zalo

    Trường công lập sẽ tăng học phí từ năm 2015?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Dự thảo Nghị định vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong đó nêu rõ lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước từ năm 2015 đến năm 2018.

    (ĐSPL)- Dự thảo Nghị định vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong đó nêu rõ lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước từ năm 2015 đến năm 2018.

    Lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo

    Trong bản dự thảo đã nêu chi tiết lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước được chia thành 3 giai đoạn từ năm 2015 – 2018.
    Cụ thể, năm 2015: Mức giá được tính đủ chi phí tiền lương của toàn bộ cán bộ, giảng viên, viên chức của đơn vị; chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ, gồm: Chi phí vật tư, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, điện nước, nguyên, nhiên vật liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động giảng dạy hoặc cung cấp dịch vụ; chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định. Đến năm 2016: Ngoài các chi phí như năm 2015, còn thêm chi phí quản lý chung của đơn vị gồm: Chi phí vật tư, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, điện nước và các chi phí khác phục vụ Ban giám đốc, các phòng, ban của bộ phận quản lý hành chính trong đơn vị. Và đến năm 2018: Mức giá tính đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý.
    Trường công lập sẽ tăng học phí từ năm 2015?

    Theo dự thảo, các trường công lập sẽ bắt đầu tăng học phí từ năm 2015.

    Học phí đối với từng loại hình giáo dục, đào tạo

    Dự thảo cũng quy định cách tính học phí trong quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với từng đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Theo đó, các đơn vị giáo dục, đào tạo được chia thành ba loại gồm: đơn vị tự chủ hoàn toàn, đơn vị tự chủ và đơn vị chưa tự chủ.
    Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo tự chủ hoàn toàn, được tự quyết định mức học phí nhưng học phí bình quân tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp bình quân cho mỗi sinh viên trường công lập trong cả nước. Học phí đào tạo các ngành cụ thể cao hoặc thấp hơn mức giá đào tạo bình quân tối đa, tùy theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, nhưng bảo đảm mức giá đào tạo bình quân trong trường không vượt quá giới hạn mức giá đào tạo tối đa. Và phải công khai mức giá đào tạo cho người học trước khi tuyển sinh.
    Đối với những đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo tự chủ: Mức học phí phải nằm trong phạm vi khung giá dịch vụ giáo dục, đào tạo do nhà nước quy định. Đơn vị quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ. Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thì thu theo mức giá do cơ quan nhà nước quy định.
    Còn đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục chưa tự chủ, trường hợp Nhà nước quy định giá cụ thể, đơn vị thu theo mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    Ngoài ra, dự thảo cũng quy định đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo không sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị được xác định giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá. Và với dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc danh mục phí, lệ phí do nhà nước quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.  
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-cong-lap-se-tang-hoc-phi-tu-nam-2015-a63795.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan