+Aa-
    Zalo

    Trung thu 2024: Trăng rằm "gặp gỡ" bộ ba thiên văn kỳ thú

    (ĐS&PL) - Siêu trăng tháng 9 năm nay, hay còn gọi là trăng rằm Trung thu, sẽ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết khi cùng lúc diễn ra 3 hiện tượng thiên văn hiếm có.

    Cụ thể, thời điểm trăng rằm đạt đỉnh sẽ là vào khoảng 9h35 sáng ngày 18/9 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, người dân Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của trăng tròn trong suốt 3 đêm, từ thứ Ba, ngày 17/9 đến thứ Năm, ngày 19/9. Đặc biệt, trăng Trung thu năm nay còn là một siêu trăng, đánh dấu lần thứ hai liên tiếp chúng ta được chứng kiến hiện tượng này sau siêu trăng xanh tháng trước. Thêm vào đó, dự kiến trong hai tháng tới cũng sẽ xuất hiện thêm 2 siêu trăng nữa, khiến dịp cuối năm nay trở nên đặc biệt với chuỗi 4 siêu trăng liên tiếp.

    Theo NASA, trăng Trung thu năm nay không chỉ là một siêu trăng mà còn đặc biệt hơn khi diễn ra đồng thời với hiện tượng nguyệt thực một phần. Cụ thể, Mặt trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng tối bị che khuất bởi Trái đất vào khoảng 8h41 sáng ngày 18/9 theo giờ Việt Nam.

    Trăng tròn tháng 9/2023 màu cam cháy. Ảnh: SPACE.COM

    Trăng tròn tháng 9/2023 màu cam cháy. Ảnh: SPACE.COM

    Vào lúc 9h13 sáng 18/9, nguyệt thực một phần sẽ đạt cực đại và dễ dàng quan sát được ở những khu vực trên Trái Đất vẫn đang là ban đêm. Lúc này, 8% viền trên của Mặt trăng sẽ bị che khuất. Hiện tượng này có thể quan sát trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, rất tiếc là tại Việt Nam thời điểm đó đang là ban ngày nên chúng ta sẽ không thể trực tiếp theo dõi nguyệt thực này.

    Cuối cùng, theo nhà vật lý thiên văn Teresa Monsue thuộc Trung tâm bay không gian Goddard của NASA, siêu trăng lần này còn đặc biệt hơn nữa khi nó sẽ là một siêu trăng máu. Sự kết hợp đồng thời của ba hiện tượng Mặt trăng hiếm gặp này khiến cho trăng Trung thu năm nay trở nên vô cùng đặc biệt.

    Trăng máu xảy ra trong thời gian diễn ra nguyệt thực một phần hoặc toàn phần. Khi Trái đất chắn ánh sáng Mặt trời chiếu trực tiếp lên Mặt trăng, ánh sáng Mặt trời sẽ bị bẻ cong và đi vòng qua từ trường của Trái đất. Từ trường này lọc bỏ hầu hết các màu sắc trong ánh sáng Mặt trời, chỉ còn lại phần lớn ánh sáng từ phần màu đỏ của quang phổ, khiến Mặt trăng có màu đỏ hoặc cam. Tương tự như siêu trăng, trăng máu cũng xảy ra vài lần mỗi năm.

    Theo CNET, lần tiếp theo chúng ta có thể chứng kiến một sự kiện thiên văn đặc biệt với 3 hiện tượng diễn ra đồng thời như thế này sẽ là vào tháng 9 năm 2033, và sau đó là năm 2042.

    NASA cũng giới thiệu rằng, ở Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác, trăng rằm tháng 9 tương ứng với Tết Trung thu, một lễ hội truyền thống mừng mùa màng bội thu. Tại Trung Quốc, lễ hội này còn được biết đến với những tên gọi khác như Lễ hội Bánh trung thu và Lễ đoàn tụ (khi người vợ về thăm cha mẹ đẻ sau đó trở về nhà chồng để sum họp cùng chồng và gia đình chồng).

    Một phần quan trọng của lễ hội Trung thu là nghi lễ dâng cúng lễ vật lên Hằng Nga (thần Mặt trăng, cũng là tên mà Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc đặt cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của họ).

    Ở Hàn Quốc và Triều Tiên, trăng tròn tháng 9 gắn liền với lễ hội thu hoạch Chuseok, dịp để người dân trở về quê hương, sum họp gia đình và tưởng nhớ tổ tiên.

    Tại Nhật Bản, trăng rằm này diễn ra trong mùa lễ hội Tsukimi hay "Ngắm trăng", còn được gọi là Imomeigetsu (nghĩa là "Trăng thu hoạch khoai") vì truyền thống dâng cúng khoai lang trong đêm trăng rằm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/trung-thu-2024-trang-ram-gap-go-bo-ba-thien-van-ky-thu-a465837.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan