Các nhà nghiên cứu suy đoán đây là một trong những vật báu được phân tán khi hoàng đế bị lật đổ trong cuộc nổi dậy cách đây hơn 370 năm.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy ấn triện làm từ vàng nguyên chất vô cùng hiếm bị xẻ làm tư khi nhà Minh bị lật đổ cách đây gần 4 thế kỷ. Ảnh: AsiaWire. |
AsiaWire đưa tin, các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa tìm thấy ấn triện làm từ vàng nguyên chất vô cùng hiếm bị xẻ làm tư khi nhà Minh bị lật đổ cách đây gần 4 thế kỷ. Ấn triện vàng cùng với khoảng 10.000 cổ vật khác được công bố hôm 28/4 khi nhóm nghiên cứu kết thúc đợt khai quật kéo dài hàng tháng ở Di tích lịch sử Giang Khẩu Trần Dận hồi tháng 1/2020. Đây là giai đoạn 3 của dự án khảo cổ lớn bắt đầu vào mùa xuân năm 2017 bên bờ sông Dân ở thị trấn Giang Khẩu của Tứ Xuyên.
Theo đó, nhóm chuyên gia đứng đầu là Liu Zhiyan - Giám đốc đo khảo cổ ở Viện nghiên cứu khảo cổ và di tích văn hóa tỉnh Tứ Xuyên đã phát hiện ấn triện này. Ấn triện nặng hơn 7,7 kg và chứa 95% vàng nguyên chất.
Ấn triện bị chia làm tư. Ảnh: AsiaWire |
Liu đánh giá ấn triện là phát hiện đặc biệt nhất trong những năm gần đây. Ấn triện chạm khắc tỉ mỉ, có kích thước 10 x 10 cm và phần tay cầm bằng vàng nguyên chất hình con rùa với dòng chữ "Báu vật của Thục vương". Các nhà nghiên cứu suy đoán đây là một trong những vật báu được phân tán khi hoàng đế bị lật đổ trong cuộc nổi dậy cách đây hơn 370 năm.
Trước đó, khi tới mùa vắng khách vào tháng 11/2019, một nhóm công nhân bắt đầu rào khu vực khai quật rộng 5.000 m2 bằng bờ kè trước khi nước rút đi để lộ lòng sông.
Trong số những cổ vật được tìm thấy, 2.000 đồ tạo tác có giá trị đặc biệt, bao gồm những đồng xu bằng vàng, bạc, đồng, đồ trang trí và trang sức. Nhưng ấn triện bằng vàng bị chia thành 4 mảnh vẫn là đồ vật đáng chú ý nhất.
Theo Liu, ấn triện này từng thuộc quyền sở hữu của Trương Hiến Trung - lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Minh, từng xâm chiếm vùng Tứ Xuyên ngày nay vào năm 1644. Giả thuyết hợp lý nhất là Trương chia con dấu thành 4 mảnh để biểu thị sự kết thúc của triều Minh.
Vũ Đậu(T/h)