+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc lùi một bước để tránh xung đột biên giới với Ấn Độ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phương tiện truyền thông Ấn Độ tiết lộ những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã ngừng xây dựng một con đường trong khu vực biên giới tranh chấp để tránh xung đột.

    Phương tiện truyền thông Ấn Độ tiết lộ những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã ngừng xây dựng một con đường trong khu vực biên giới tranh chấp để tránh xung đột.

    Theo các nhà phân tích ngoại giao Trung Quốc, việc Bắc Kinh ngừng thi công các công trình xây dựng trong khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ là một phần trong thỏa thuận chấm dứt căng thẳng kéo dài 2 tháng qua giữa 2 quốc gia. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng khẳng định họ sẽ tiếp tục duy trì tuần tra trong khu vực.

    Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, 2 nước đã quyết định rút quân khỏi một khu vực tranh chấp trên cao nguyên Doklam. Theo đó, Ấn Độ đang rút các binh sĩ đóng tại khu vực cao nguyên Doklam về vị trí trước khi xảy ra cuộc đối đầu với Trung Quốc.

    Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra vào tháng 6 sau khi Bắc Kinh bắt tay xây 1 con đường trong khu vực tranh chấp ở cao nguyên Doklam, gần Bhutan.

    Trung Quốc và Ấn Độ đều không đưa ra tuyên bố chính thức về việc đình chỉ xây dựng đường trong khu vực, nhưng các nhà phân tích Trung Quốc làm như vậy để đổi lấy việc Ấn Độ rút quân.

    Wang Dehua, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu Nam Á tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết đàm phán sẽ dựa trên sự cho và nhận. Ông nói: "Nếu không cho đi để nhận lại thì chẳng có giải pháp nào cả. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ rút quân khỏi khu vực, nhưng mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu Bắc Kinh chỉ cần lùi một bước, dừng việc làm đường một thời gian".

    Ấn Độ rút quân khỏi biên giới, Trung Quốc ngừng việc xây dựng đường ở Doklam. Ảnh: SCMP

    Trong khi đó, ông Zhang Guihong, một chuyên gia về vấn đề Ấn Độ tại Đại học Phục Đán cho biết Trung Quốc có rất ít có khả năng tiếp tục xây dựng con đường. "Hành động này sẽ giúp 2 bên đạt được sự đồng thuận. Còn khi Bắc Kinh bắt đầu xây lại đường, thật khó để nói chuyện gì sẽ xảy ra", ông Zhang nhận định.

    Truyền thông Ấn Độ cũng đưa ra thêm các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã dừng làm đường trong khu vực.

    Hôm nay (29/8), tờ Times of India đưa tin, khi lính Ấn Độ rút khỏi vị trí của họ trên cao nguyên Doklam, lính Trung Quốc và các trang thiết bị làm đường cũng rút khỏi khu vực. Báo cáo cho biết các cuộc đàm phán để chấm dứt căng thẳng lần đầu tiên đã được tiến hành trong chuyến thăm Trung Quốc của cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval hồi tháng 7.

    Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng thỏa thuận đạt được trong năm 2012 rằng ranh giới các điểm nối giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan nên được hoàn thiện với sự tham vấn của cả 3 bên.

    Long Xingchun, một chuyên gia về vấn đề Nam Á tại Đại học Tây Trung Quốc, cho biết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Doklam đã không được giải quyết, nhưng ông tin rằng Trung Quốc có thể tăng cường liên lạc với cả Ấn Độ và Bhutan.

    "Cho đến bây giờ, Trung Quốc nên đình chỉ việc xây dựng đường trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục xây dựng con đường đó trong tương lai. Bắc Kinh nên giao tiếp tốt hơn với Bhutan và Ấn Độ để tránh rắc rối ", ông nói. "Doklam là một khu vực lớn. Quân đội Trung Quốc đã đóng quân ở đó trong một thời gian dài, và họ đã xây dựng các tòa nhà, lắp đặt thiết bị chiến đấu", ông Long cho biết thêm

    Các nhà quan sát đánh giá rằng việc kết thúc khủng hoảng Doklam vào thời điểm này có thể nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng trước hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tuần tới tại Trung Quốc mà Ấn Độ cũng sẽ tham dự. Các nước BRICS khác là Brazil, Nga và Nam Phi.

    (Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-lui-mot-buoc-de-tranh-xung-dot-bien-gioi-voi-an-do-a200423.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan