(ĐSPL) - Theo tờ WSJ, Trung Quốc đang gấp rút triển khai thêm các giàn khoan cỡ lớn như Hải Dương 982 cùng các tàu hộ tống để tham gia tìm kiếm và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Wall Street Journal cho biết Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc đang đẩy mạnh việc khai thác dầu khí xa bờ cùng với việc bổ sung thêm số lượng các tàu hộ tống bảo vệ dể tìm kiếm thêm những nguồn năng lượng mới. Điều này có thể sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng với các quốc gia trong khu vực.
|
Mô hình giàn khoan HD-982 của Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn thành năm 2016 |
Các công ty Trung Quốc đã gửi đơn đặt hàng với số lượng chưa từng có kể từ năm 2010 để đóng thêm tàu và một số giàn khoan cỡ lớn nhằm khai thác dầu khí xa bờ. Theo đó, năm ngoái TQ đã đặt đóng một giàn khoan “khủng” 30 tấn hoạt động ở vùng nước sâu, để có thể hoạt động trên biển Đông và đang lên kế hoạch đóng 2 giàn khoan khổng lồ khác.
Các giàn khoan mới này sẽ có kích thương ngang ngửa với dàn khoan Hairn Dương-981 mà Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt 75 ngày, từ ngày 2/5 đến ngày 15/7. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã liên tục phản đối lối hành xử trắng trợn, đi ngược lại với các quy tắc quốc tế của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Philip Andrews-Speed thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng Singapore. việc Trung Quốc mở rộng các hoạt động khai thác các nguồn năng lượng mới là một trong số các chính sách quốc gia cùng với việc chống tham nhũng trong nước.
Theo IHS Maritime, đơn đặt hàng tàu và giàn khoan dầu trong nửa đầu năm nay đạt tổng cộng 126.300 tấn, gồm nhiều tàu cần cho hoạt động xa bờ lớn, gồm giàn khoan ở vùng nước nông, trung bình, tàu nghiên cứu dư chấn ở vùng nước sâu và tàu hậu cần.
Ông Andrews-Speed cho rằng hệ thống giàn khoan dầu mới, hiện đại hơn sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc tìm kiếm và khai thác dầu khí ở những khu vực vùng biển xa hơn trên Biển Đông, vượt qua cả những vùng biển vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines.
Giàn khoan Hải Dương-982 sẽ chính thức hoàn thiện vào năm 2016 và được chế tạo để chuyên hoạt động trên Biển Đông, theo đúng dự kiến của nhà thiết kế Agility Projects (ở Na Uy) và công ty đóng tàu Dalian, Trung Quốc.
Giàn khoan HD-982 có khả năng khoan tìm kiếm dầu ở độ sâu hơn 1,5km và có thể chống chọi lại với các cơn bão ở cấp cao nhất. Theo các chuyên gia, đây chỉ mới là bước đầu trong tham vọng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên phong phú ở Biển Đông của Trung Quốc.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-dua-gian-khoan-982-ra-bien-dong-vao-nam-2016-a44207.html