+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc cần phải ngồi vào bàn đàm phán về Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo Bangkok Post, Trung Quốc cần chuyển chính sách ngoại giao từ cứng rắn sang đàm phán thực sự để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách thỏa đáng.

    (ĐSPL) - Theo Bangkok Post, Trung Quốc cần chuyển chính sách ngoại giao từ cứng rắn sang ngồi vào bàn đàm phán thực sự để giải quyết tranh chấp một cách thỏa đáng.

    Trung Quốc cần phải ngồi vào bàn đàm phán về Biển Đông

    Theo Bangkok Post, Trung Quốc cần phải ngồi vào bàn đàm phán về Biển Đông

    Theo Bangkok Post số ra ngày 30/6, bất đồng giữa Trung Quốc và một số thành viên của ASEAN về vấn đề Biển Đông sẽ còn tiếp tục kéo dài dai dẳng. Trong những tháng qua, Trung Quốc cố tình làm dấy lên tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp với Việt Nam. Công cụ chính của Trung Quốc trong việc thúc đẩy căng thẳng là hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981. Trung Quốc đã sử dụng "vũ khí đặc biệt" này để tiếp tục thực hiện mục tiêu riêng và đối đầu với các nước có tranh chấp tại Biển Đông.
    Diến biến mới nhất gần đây trong tranh chấp tại Biển Đông vào tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan có giá trị tới 1 tỷ đô trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách ngoài khơi bờ biển Việt Nam khoảng 240 km. Việt Nam đã  phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi đặt giàn khoan vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
    Như thường lệ, Trung Quốc lại viện dẫn bản đồ "đường 9 đoạn" (đường lưỡi bò phi lý và không có cơ sở luật pháp quốc tế) và nói rằng giàn khoan Hải Dương-981 của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang hoạt động “đúng phép”. Bắc Kinh cũng đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với 90\% diện tích Biển Đông, trong khi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này.
    Cách thức mà Trung Quốc đối phó với những bất đồng chỉ đơn giản là phớt lờ, từ chối thảo luận và nếu cần thiết sẽ sử dụng đến vũ lực.
    Trong 10 ngày qua, Trung Quốc đã kéo tiếp 4 giàn khoan khác ra Biển Đông một cách không cần thiết, thậm chí là nguy hiểm. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – công ty khổng lồ về dầu- đã thông báo mở 4 điểm thăm dò ngay lập tức tại phía tây và phía Đông của Biển Đông. Theo đơn đặt hàng của chính phủ Trung Quốc, CNOOC dự định sẽ tiếp tục  kết hợp tìm kiếm dầu khí với sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc cùng với các tàu cảnh sát biển nhằm bảo vệ các giàn khoan của nước này ở Biển Đông.
    Mục tiêu của chính sách "ngoại giao pháo hạm thế kỷ 21" mà Bắc Kinh đang theo đuổi rõ ràng là Việt Nam và Philippines. Đây là hai nước phản ứng mạnh nhất  trong việc đối phó với yêu sách chủ quyền hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. 
    Những tuần gần đây, tranh chấp trên biển ngày càng xảy ra dưới những hình thức bạo lực hơn. Tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam, tuy vậy chưa có cuộc chiến thực sự nào nổ ra.
    Trung Quốc cần chuyển từ chính sách ngoại giao cứng rắn sang ngồi vào bàn đàm phán thực sự. Chỉ khi nào Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán với ASEAN và các thành viên của hiệp hội này, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông mới được giải quyết thỏa đáng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-can-phai-ngoi-vao-ban-dam-phan-ve-bien-dong-a38879.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan