+Aa-
    Zalo

    Trốn nghĩa vụ quân sự 2025 bị xử lý thế nào?

    (ĐS&PL) - Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Vậy trốn nghĩa vụ quân sự 2025 bị xử lý thế nào?

    Nghĩa vụ quân sự là gì?

    Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015, nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân mà pháp luật quy định, bao gồm:

    Nghĩa vụ quân sự: Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình.

    Nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, dự bị động viên: Tham gia huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh động viên.

    Những hành vi bị coi là trốn nghĩa vụ quân sự

    Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rõ các hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, bao gồm:

    Không đăng ký nghĩa vụ quân sự: Công dân nam đủ 17 tuổi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.

    Trốn tránh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: Không có mặt đúng thời gian, địa điểm khi có lệnh gọi khám sức khỏe.

    Gian dối trong khám sức khỏe: Sử dụng giấy tờ giả, khai man lý lịch, sức khỏe để trốn tránh việc nhập ngũ.

    Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ: Sau khi có lệnh gọi nhập ngũ hợp lệ, công dân không có mặt tại đơn vị đúng thời gian quy định mà không có lý do chính đáng.

    Tự ý rời khỏi đơn vị quân đội: Trong thời gian tại ngũ, tự ý bỏ đơn vị, trốn về địa phương.

    Trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành động vô trách nhiệm với Tổ quốc. Ảnh minh họa

    Trốn tránh nghĩa vụ quân sự không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành động vô trách nhiệm với Tổ quốc. Ảnh minh họa 

    Hình thức xử phạt đối với người trốn nghĩa vụ quân sự 2025

    Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật nghĩa vụ quân sự. Theo đó, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Về xử phạt hành chính

    Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính như sau:

    Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng thì bị phạt 30 - 40 triệu đồng.

    Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định thì bị phạt 40-50 triệu đồng.

    Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ (trừ các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định) thì bị phạt 50-75 triệu đồng.

    Ngoài bị phạt tiền, người có một trong các hành vi nêu trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

    Về xử lý hình sự

    Điều 332 Bộ luật Hình sự quy định người trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử lý với các hành vi cụ thể, gồm:

    Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

    Đặc biệt, nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay lôi kéo người khác phạm tội thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tron-nghia-vu-quan-su-2025-bi-xu-ly-the-nao-a494877.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan