+Aa-
    Zalo

    Trở trời cảm lạnh, cảm cúm cần tránh ăn những gì để mau khỏi bệnh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người cứ nghĩ cảm lạnh phải uống nhiều nước cam, chanh để mau chóng lành bệnh nhưng thực tế cũng không hẳn như vậy.

    Nhiều người cứ nghĩ cảm lạnh phải uống nhiều nước cam, chanh để mau chóng lành bệnh nhưng thực tế không hẳn như thế. 

    Vào mùa thu và đông, không khí khô hanh và lạnh gây khó chịu cho đường hô hấp, khiến mọi người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.

    Ngoài việc đi khám bác sĩ và uống thuốc để điều trị thì bạn còn cần tránh những thực phẩm sau bởi chúng có thể khiến tình trạng đau ốm nặng thêm.

    1. Đồ ngọt

    Khi cơ thể bị lạnh, hoạt động của ruột trở nên chậm chạp. Thời gian này không nên ăn đồ ngọt vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể tập trung chuyển hóa đường sẽ tiêu tốn rất nhiều vitamin làm chậm quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

    Các nhà khoa học cho rằng, tiêu thụ quá nhiều đường có thể ức chế khả năng chống nhiễm trùng của bạch cầu. Thêm vào đó, lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể.

    2. Tinh bột tinh chế

    Các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn khi cảm lạnh vì giàu carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, mì ống… thường phân hủy thành đường rất nhanh chóng trong đường tiêu hóa.

    Hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate hữu cơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ nhiều chất xơ. Tuy nhiên cần nấu chín nhừ vì khi bị ốm, dạ dày bạn cũng suy yếu theo.

    3. Thực phẩm giàu chất béo

    Khi bị cảm không nên dùng các chế phẩm giàu chất béo như bơ, pho mát, thịt mỡ... Hệ thống tiêu hóa khi bị cảm lạnh sẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa, tăng gây viêm. Do vậy nếu bạn nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như pho mát, bơ sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, khiến chán ăn, uể oải.

    Tuy nhiên có thể uống sữa bò hoặc sữa chua với lượng thích hợp giúp bổ sung protein. Cần lưu ý không uống đồ lạnh, tốt nhất nên uống nóng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

    4. Đồ uống có cồn và caffeine

    Đồ uống có cồn cũng có thể gây viêm và làm suy yếu bạch cầu. Uống nhiều rượu bia còn khiến cơ thể bị mất nước và điều này khiến thận gặp khó khăn trong việc lọc bỏ các chất thải khỏi cơ thể.

    Những đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, nước có gas… có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, khiến bạn lâu hồi phục chưa kể chúng thường chứa nhiều đường.

    5. Đồ ăn cay, nóng

    Các chuyên gia cảnh báo, đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng dạ dày vốn đang bị suy giảm chức năng do bệnh tật. Do đó, nếu bạn bị cảm lạnh, cúm đi kèm với tình trạng đau dạ dày,    hãy tránh xa các loại đồ ăn này.

    6. Trái cây họ cam quýt

    Uống nước cam, nước chanh khi bị cảm lạnh, cúm đúng là có thể giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng cường miễn dịch, nhưng chúng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng hơn. Hãy nạp một lượng vừa phải trái cây này sau khi ăn để tốt cho dạ dày.

    7. Các loại rau củ muối

    Những thực phẩm này thường chứa nhiều giấm và muối, do đó chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, gây viêm tại cổ họng.

    Ngoài ra, điều quan trọng là người bị cảm cúm, cảm lạnh cần ngủ nhiều để cơ thể được nghỉ ngơi, ăn những món thanh đạm được nấu mềm, loãng cho dễ tiêu hóa, uống đủ nước.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tro-troi-cam-lanh-cam-cum-can-tranh-an-nhung-gi-de-mau-khoi-benh-a297442.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bà bầu nên làm gì khi bị cảm cúm?

    Bà bầu nên làm gì khi bị cảm cúm?

    Trong quá trình mang bầu chị em phụ nữ được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh nhằm tránh ảnh hưởng đến thai nhi.