+Aa-
    Zalo

    Triều Tiên và nghệ thuật ngoại giao tài tình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cựu quan chức Mỹ cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra vào ngày 12/6 tới đây tại Singapore phản ánh nghệ thuật ngoại giao tài tình của Bình Nhưỡng.

    Cựu quan chức Mỹ cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra vào ngày 12/6 tới đây tại Singapore phản ánh nghệ thuật ngoại giao tài tình của Bình Nhưỡng.

    Ông Daniel Hoffman là một đặc vụ đã về hưu và cựu giám đốc tại 1 cơ sở của với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã phục vụ cho nước Mỹ trong vòng 30 năm qua. Ông đánh giá rằng về mặt ngoại giao, dường như Triều Tiên đã giành được lợi thế hơn so với Mỹ.

    Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Ảnh: Getty

    Những ngày gần đây, thế giới đã chứng kiến ​​một chuỗi thăng trầm trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói với các nhà lãnh đạo quốc hội vào ngày 24/5 rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã "làm mờ mắt chúng ta" bằng cách từ chối tiến hành các cuộc đàm phán cấp thấp giữa các nhóm chịu trách nhiệm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.

    Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố hủy bỏ sự kiện vì “những bình luận thù địch của Triều Tiên, bao gồm các bình luận chỉ trích Phó Tổng thống Mike Pence và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton”.

    Triều Tiên ngay lập tức đã đưa ra phản ứng ngoại giao sáng suốt thay vì gây hấn. Thứ trưởng Ngoại giao nước này là ông Kim Kye Gwan tuyên bố Bình Nhưỡng "sẵn sàng để Mỹ quyết định thời gian và xem xét lại việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh". Cùng với đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng ca ngợi ông Trump đã "đưa ra một quyết định táo bạo đối với sự kiện quan trọng như hội nghị Mỹ - Triều".

    Triều Tiên là một trong những vấn đề thách thức lớn nhất đối với cộng đồng tình báo Mỹ. Với tư cách là một nhân viên dịch vụ cấp cao tại CIA, chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ các mục tiêu khó khăn nhất, ông Hoffman hi vọng Tổng thống Trump và phái đoàn của ông hãy theo sát thông tin tình báo để xác định động cơ của Triều Tiên khi áp dụng chiến lược ngoại giao cho hội nghị thượng đỉnh.

    Ông Kim Jong-un rất sáng suốt khi vận dụng các biện pháp ngoại giao với Mỹ và cộng đồng quốc tế. Ảnh: Getty

    Bắt đầu từ tháng 1/2018, ông Kim Jong-un đã làm dịu tình hình căng thằng với Mỹ, Hàn Quốc và các nước phương Tây khác. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cử em gái của mình dẫn đầu phái đoàn đến dự Thế vận hội mùa Đông ở Hàn Quốc vào tháng 2, gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tháng 4, trả tự do cho 3 con tin người Mỹ vào đầu tháng 5. Và bây giờ, Bình Nhưỡng đã phá hủy 3 trong tổng số 4 đường hầm thử hạt nhân tại Punggye-ri.

    Sau đó, Triều Tiên tuyên bố đường hầm thứ 4, đã được sử dụng cho thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 cũng bị phá hủy. Các nhà quan sát và nhà báo quốc tế đã tham dự sự kiện, nhưng không có các chuyên gia hạt nhân xác minh thông tin này.

    Nhiều thập kỷ qua, những chính sách ngoại giao của Mỹ đã cho thấy sự thất bại, khiến các nhà lãnh đạo Triều Tiên kỳ vọng rằng việc áp dụng lệnh trừng phạt sẽ chỉ giúp cho thỏa thuận cuối cùng trở nên đơn giản và thậm chí họ có thể dễ dàng phá vỡ cam kết. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ cách tiếp cận này. Trong bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Trump nói rõ rằng: sự ngăn chặn và trừng phạt của quân đội Mỹ vẫn sẽ có hiệu lực nếu Bình Nhưỡng không cam kết đàm phán với đức tin tốt đẹp.

    Triều Tiên được cho là quốc gia khép kín nhất trên thế giới, với nền kinh tế gần như là tự cung tự cấp. Ông Kim cũng đã theo đuổi chính sách “byngjin”, nghĩa là việc phát triển nền kinh tế của đất nước song song với duy trì chương trình vũ khí hạt nhân.

    Trên thực tế, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhận thức sâu sắc về những rủi ro của việc cô lập đất nước mình, nhưng ông cũng thấy rõ giá trị của vũ khí hạt nhân trong việc đảm bảo an ninh và sự sống còn của chính phủ. Theo ý kiến của ông Hoffman, chắc chắn ông Kim sẽ cực kỳ cảnh giác với việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân vì những trường hợp trước đây của Tổng thống Iraq Saddam Hussein và nhà lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi – cả 2 người đều bị lật đổ ngay sau khi từ bỏ hạt nhân.

    Đối với Mỹ, điều này có nghĩa là Washington chỉ nên có những kỳ vọng thực tế khi tiếp tục quản lý mối đe dọa từ các chương trình hóa học/sinh học của Triều Tiên, vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cam kết ngoại giao sẽ là một chặng đường dài, với những bước ngoặt tiềm năng cũng như thiếu sự hài cho cả 2 bên trong thời gian ngắn.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo The Hill)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-va-nghe-thuat-ngoai-giao-tai-tinh-a231165.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan