+Aa-
    Zalo

    Trị ngứa da mùa đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngứa ngáy vào mùa đông là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phải làm sao với chứng bệnh khó chịu này?

    (ĐSPL)  - Ngứa da vào mùa đông là triệu chứng mà nhiều người mắc phải, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phải làm sao với chứng bệnh khó chịu này?

    Mùa đông là lúc thời tiết hanh khô, một số mao mạch trên da bị đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm , khả năng bài tiết mồ hôi và axit hữu cơ cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.

    Biểu hiện

    Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ. Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh, ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.

    Ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ là triệu chứng phổ biến của bệnh. Ảnh minh họa.

    Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. Bệnh thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại làm người mắc khó chịu. Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. Vì thế, với những người bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông cần chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng, găng tay, mũ ấm, đi tất chân.

    Nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị

    Dị ứng cơ địa

    Đây là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Khi ngủ, không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa.

    Dị ứng da cơ địa là những người có cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Ảnh minh họa. 

    Khi thấy da có biểu hiện mẩn ngứa cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không gãi hay chà xát mạnh chỗ ngứa để tránh bệnh bị nặng thêm.

    Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... Tránh mặc quần áo quá chật kẻo da bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.

    Nếu thấy bệnh nặng hơn, bạn cần sớm đến bệnh viện da liễu để khám và chữa trị, không tự ý mua thuốc.

    Tắm nước quá nóng

    Mùa đông, vì sợ lạnh nên nhiều người tắm nước quá nóng. Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô và nứt nẻ. Vì vậy, mọi người chỉ nên tắm 3-4 lần mỗi ngày và tắm nước đủ ấm. Sau khi tắm nên bôi kem dưỡng ẩm, am toàn nhất là kem dành cho trẻ em.

    Việc tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng càng khiến da bị khô do làm mất hết chất nhờn để bảo vệ da, khiến da nhanh khô, ngứa ngáy. Ảnh minh họa.

    Khi ngứa, bạn cũng nên tránh dùng xà bông, sữa tắm để tắm.

    Uống ít nước

    Mùa đông, da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Bạn hãy uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, là cách đơn giản nhất để bù nước cho gia.

    Dùng máy sưởi thường xuyên

    Đây cũng là nguyên nhân khiến da bị mất nước, làm da khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên để ở mức 22-30 độ C, không nên để quá nóng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tri-ngua-da-mua-dong-a74428.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách trị da khô cho bé sơ sinh

    Cách trị da khô cho bé sơ sinh

    (ĐSPL) – Da khô, nứt nẻ là triệu chứng phổ biến của nhiều bé trong mùa đông khiến trẻ khó chịu và các mẹ lo lắng. Vậy làm cách nào để trị khô da cho con?