Không chỉ người lớn mới mắc bệnh tiểu đường mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc tiểu đường. - Ảnh: Tieudungplus. |
Mới đây, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh nhi N T Đ (9 tuổi, trú Hải Hậu, Nam Định) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sút 4 kg không rõ nguyên nhân.
Các kết quả xét nghiệm cho thấy bé mắc bệnh tiểu đường type 1 nhiễm toan ceton (một biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp ở người bệnh đái tháo đường).
Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 – 95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tụy không thể sản sinh insulin.
Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tụy bị phá hủy.
Trước đó, bé Đ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, háo nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày và nhập viện trong tình trạng mệt lả, đau quằn quại quanh vùng rốn.
Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương theo dõi và điều trị, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, có thể trò chuyện được, đường huyết được kiểm soát ổn định, không còn tình trạng mất nước, nhiễm trùng.
Chúng ta có thể nhận biết đái tháo đường ở trẻ thông qua các triệu chứng như đi tiểu nhiều, mệt lả do thiếu nước, uống nhiều, ăn nhiều mà vẫn gầy và sụt cân.
Tuy nhiên, nhiều khi trẻ nhỏ không thể tự nhận biết rằng chúng có uống nhiều hay tiểu nhiều hay không. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát vào đêm xem trẻ có hay đi dậy đi tiểu hay không. Nếu có chứng tỏ trẻ đã có biểu hiện đi tiểu nhiều.
90 – 95% trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiểu đường type 1. - Ảnh:Tieudungplus. |
Bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc tiểu đường. Nếu như người lớn thường bị tiểu đường type 2 thì type 1 hay gặp ở bệnh nhi độ tuổi 10-12. Trường hợp không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhi dễ rơi vào hôn mê nhiễm toan ceton có thể dẫn tới tử vong.
Nếu gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, trẻ bị béo phì… cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà để kiểm soát bệnh.
TRẦN LOAN(T/h)