Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi song phổ biến hơn ở trẻ từ 6 -36 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ em bị nghe kém, điếc hoặc nhiễm trùng huyết do viêm tai giữa.
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ thường có có triệu chứng sốt nhẹ, có thể sốt cao 39 - 40 độ C. Đau tai trẻ thường tự kéo tai, bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ kèm theo chảy mũi.
Theo bác sĩ Đoàn Hải Đăng - chuyên Khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, viêm tai giữa ở trẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe - nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não... Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, cha mẹ cũng cần biết chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách.
“Trẻ bị viêm tai giữa thường sốt nhẹ sau đó sốt cao từ 39 - 40 độ C, trẻ bứt tai, quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ kèm theo chảy nước mũi nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe - nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị viêm tai giữa bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện”, bác sĩ Đăng chia sẻ.
Trẻ khi bị viêm tai giữa, chảy mủ cần được chườm ấm cho trẻ khi sốt, kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Mặc quần áo mỏng, thoáng, phòng ở sách sẽ, thông gió không đóng kín cửa.
Trẻ bị nhẹ có thể điều trị tại nhà cần làm sạch tai cho trẻ không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên, tránh nước vào tai. Rửa mũi cho trẻ 2 - 3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm kết hợp dùng thuốc theo đơn bác sĩ không tự ý sử dụng các loại thuốc khác đơn kê.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ uống thêm nước các loại hoa quả, đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần, uống đủ chất theo 4 nhóm thực phẩm trong 1 bữa ăn ( Protein, tinh bột, lipit, vitamin). Vệ sinh mũi họng sạch sẽ, tránh lạnh, bụi khói, nước đá,...
Gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp trẻ điều trị nhưng không thuyên giảm trẻ liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần, sốt cao liên tục. Có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt liên tục không đỡ, trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài kèm theo nôn hoặc bị tiêu chảy.
Nguyễn Phương Anh