+Aa-
    Zalo

    Trẻ bị nổi mẩn đỏ là do đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng phổ biến khiến các bậc phụ huynh lúng túng, lo lắng và bất an suốt cả ngày.

    Trẻ bị nổi mẩn đỏ là hiện tượng phổ biến khiến các bậc phụ huynh lúng túng, lo lắng và bất an suốt cả ngày. Trong tình huống này, các mẹ phải hết sức bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân khiến cho bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa, cách ly các tác nhân gây dị ứng và có biện pháp chăm sóc da bé hợp lý tại nhà để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

    1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

    Trẻ bị nổi mẩn đỏ do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các bệnh ngoài da dưới đây:

    – Bệnh viêm da dị ứng: Rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm da dị ứng, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này là trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường: khói, bụi bẩn, quần áo hay vật dụng cá nhân (giày, dép, nước hoa, phấn,…).

    – Bệnh mề đay: Đây là một dạng dị ứng với các yếu tố như: Thời tiết, thực phẩm (tôm, cua, cá,…) trên cơ địa hay bị dị ứng của trẻ. Mề đay có hai dạng là cấp tính và mạn tính, biểu hiện đặc trưng là nổi các nốt sần to nhỏ khác nhau, kết thành mảng và ngứa ngáy rất khó chịu.

    – Nấm trên da: đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ, các kí loại nấm kí sinh khiến trẻ dị ứng như: Nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ,… Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do mắc các bệnh: hắc lào, lang ben.

    2. Triệu chứng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

    Biểu hiện ban đầu thường thấy khi trẻ bị bị nổi mẩn đỏ là sự xuất hiện của các vết ửng đỏ ở nhiều vùng da nhạy cảm, sau đó từ vết ửng đỏ có thể xuất hiện những nốt mẩn ngứa li ti hoặc nốt to trên bề mặt da tùy theo các nguyên nhân gây mẩn ngứa như dị ứng với môi trường, do ăn uống hay do cơ địa…

    Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc và liên tục dùng tay gãi gây ra hiện tượng trầy xước da, tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào và sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, nếu các bậc phụ huynh không có cách xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sâu vào các lớp dưới da gây bội nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

    3. Các cách điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ

    3.1. Vệ sinh, tắm rửa

    Dừng ngay việc tắm cho bé bằng các loại sữa tắm, dầu gội,… vì nó có chứa một số thành phần hoá học làm trầm trọng tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ. Tắm rửa cho bé bằng nước ấm vừa phải hoặc kết hợp với các loại lá tắm hoặc sử dụng các loại bột tắm thảo dược thiên nhiên để vệ sinh cho da trẻ hàng ngày, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh. Sau đó, sử dụng các loại khăn bông bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, mềm mịn để không phải chà xát da bé.

    3.2. Quần áo của bé

    Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ cần cho trẻ mặc các loại quần áo sáng màu, rộng rãi, khô thoáng, có chất liệu bằng bông vải tự nhiên. Không cho bé mặc đồ quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì nó làm cho da bé bị bí, không thấm hút mồ hôi tốt và rất dễ làm kích ứng da bé.

    3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

    Giữ bé trong điều kiện sạch sẽ, khô thoáng sẽ phòng ngừa hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ hiệu quả:

    – Cần cho bé sinh hoạt trong một không gian thông thoáng, nhiệt độ phòng giữ ở mức 27-28 độ C để da được co giãn tốt, không để nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho bé dễ bị bệnh về hô hấp. Không cho trẻ chơi đùa ở nơi có nhiều nắng và gió, nếu có ra ngoài thì tránh khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, mặc quần áo dài tay và che chắn kín cho trẻ.

    – Cắt gọn gàng móng tay móng chân của trẻ, mang bao tay chân để tránh cào/gãi lên các vị trí bị tổn thương gây nhiễm trùng vết thương. Vệ sinh sạch sẽ các loại đồ chơi của trẻ và các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày tránh khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

    – Chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hay xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, co giật,… Không sử dụng bất kì loại thuốc uống nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chỉ tắm trẻ bằng nước ấm

    3.4. Sử dụng sản phẩm tắm bé hỗ trợ

    Hiện nay để tối ưu hóa thời gian và chi phí, các mẹ Việt cũng thường tìm tới những sản phẩm chất lượng, an toàn với làn da của bé. Muối tắm thảo dược với thành phần tự nhiên lành tính đảm bảo an toàn cho da bé, giúp làm mát da, khắc phục điểm yếu của biện pháp tắm lá liên quan đến vấn đề vệ sinh và không ảnh hưởng đến màu sắc của da. Muối tắm với chiết xuất tự nhiên từ muối hầm và các loại cây cỏ, có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết kết hợp với các hoạt chất với liều lượng an toàn cho làn da bé đã giải quyết tất cả các vấn đề trong điều trị các bệnh ngoài da từ nguyên nhân gây bệnh cho đến giai đoạn hồi phục cuối cùng.

    Sản phẩm đã được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, muối tắm còn có thể sử dụng để gội đầu, rửa mặt cho bé và hoàn toàn có thể thay thế xà bông công nghiệp.

    Trong trường hợp da bị nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm nặng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra các hướng điều trị hiệu quả. Lưu ý, không tự ý sử dụng những loại thuốc bôi, sữa tắm chứa hàm lượng hóa chất cao để tránh tình trạng ảnh hưởng đến cơ thể bé.

    Muối tắm thảo dược Eco – chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên

    Phân phối chính thức bởi: Eco Consumer Shop - Tiêu dùng thuận tự nhiên

    Địa chỉ: Phòng 38 Tầng 2 Học viện phụ nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa Hà Nội

    Điện thoại: 0936.165.795

    Website:

    Ecoshopvn.com( http://ecoshopvn.com/)  

    hoặc muoitamthaoduoc.vn (http://muoitamthaoduoc.vn/)

    Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-bi-noi-man-do-la-do-dau-a253395.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan