Cơ quan này nêu rõ, những phần trong tiểu thuyết do tác giả Kris Kashtanova viết và biên soạn đủ điều kiện để được phê duyệt, tuy nhiên các bức tranh của Midjourney, một phần mềm AI cho phép người dùng nhập văn bản để sản xuất ra tranh ảnh, sẽ không được áp dụng tương tự.
Quyết định này là động thái đầu tiên của một tòa án hoặc cơ quan Mỹ đối với vấn đề bản quyền của AI trong bối cảnh các phần mềm trí tuệ nhân tạo như Midjourney, Dall-E hay ChatGPT đang nở rộ ngày càng nhiều.
Cơ quan Bản quyền sẽ xem xét lại việc phê duyệt “Zarya of the Dawn” để lược bỏ những bức tranh không đủ tiêu chí xét quyền sở hữu tác giả do “không phải sản phẩm của con người tạo ra”.
“Việc tác phẩm của Midjourney không thể dự đoán trước khiến cho mục đích sử dụng bản quyền của phần mềm này khác với các công cụ mà các nghệ sĩ sử dụng”, cơ quan này nhận định thêm.
Kashtanova, tác giả của cuốn tiểu thuyết bày tỏ đây là một “tin vui” vì cơ quan đã bảo hộ tác quyền cho phần bố cục và nội dung tác phẩm. Dù vậy, cô vẫn đang tiếp tục đấu tranh để các bức vẽ được cấp bản quyền vì theo cô chúng vốn là “một cách thể hiện trực tiếp sự sáng tạo” của bản thân.
Max Sills, Tổng Cố vấn của Midjourney, nhận định phán quyết này là một “thắng lơi cho Kris, Midjourney cũng như các nghệ sĩ” vì Cơ quan Bản quyền đã chỉ ra nếu nghệ sĩ nỗ lực kiểm soát được dấu ấn sáng tạo trong khi sử dụng các công cụ như Midjourney thì thành phẩm có thể được bảo hộ.
Hà Anh (theo Reuters)