+Aa-
    Zalo

    Phóng viên robot - cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo trong ngành báo chí

    (ĐS&PL) - Các robot không được dùng để thay thế hoàn toàn phóng viên như nhiều người lo sợ mà chỉ được dùng để giải phóng nhà báo khỏi những công việc đơn điệu.

    Khoảng 30% nội dung do tờ Bloomberg News xuất bản sử dụng hình thức công nghệ tự động. Hệ thống được sử dụng có tên Cyborg có thể hỗ trợ các phóng viên sản xuất hàng nghìn bài báo mỗi quý.

    Chương trình này có thể phân tích một báo cáo tài chính ngay khi nó xuất hiện và nhanh chóng đưa ra một chuỗi thông tin bao gồm các sự kiện và số liệu thích hợp nhất. Không giống như các phóng viên kinh doanh, những người cảm thấy việc làm này vô cùng nhàm chán, mệt mỏi, Cyborg làm mọi thứ mà không hề phàn nàn.

    tri tue nhan tao ai co thay the duoc nha bao spl 4
    Robot làm tốt những công việc được lặp đi lặp lại, chưa thực hiện được công việc cần giao tiếp phức tạp, tư duy chuyên gia... Ảnh minh họa

    Cyborg giúp Bloomberg rất nhiều trong cuộc đua với Reuters, đối thủ chính của tờ báo này trong lĩnh vực báo chí tài chính kinh doanh, cũng như trong cuộc đua thông tin, cuộc đua sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ đọc giả.

    Ông John Micklethwait, tổng biên tập của Bloomberg cho biết: “Ngoài việc đưa tin về lĩnh vực kinh doanh, các phóng viên robot còn là công cụ sản xuất rất nhiều các bài báo về bóng chày, bóng đá và cả tin tức động đất”.

    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện từ gần một thập kỷ trở lại đây và đang dần trở nên phổ biến hơn khi các hãng truyền thông danh tiếng muốn thử nghiệm với những dạng tin tức được sản xuất “siêu nhanh”. Trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng tổng hợp lượng tin tức lớn để lọc ra những chi tiết quan trọng nhất, phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiệp vụ tại các tòa báo.

    Một robot sản xuất tin bài khác có tên Tobi có thể tạo ra gần 40.000 sản phẩm tin tức trong vòng... 5 phút khi được phân công theo dõi một sự kiện tại Thụy Sĩ hồi tháng 11/2019. Thử nghiệm sử dụng trí tuệ  nhân tạo này đã được thực hiện tại công ty truyền thông Tamedia.

    Trước đó, Yonhap cũng từng thử nghiệm hệ thống làm tin tự động về những trận đấu ở giải Ngoại hạng Anh (Premier League) mùa giải 2016-2017. Kể từ khi đưa vào thử nghiệm đến khi kết thúc, Soccerbot-tên phần mềm tự động được dùng viết tin đã sản xuất tổng cộng 380 tin, bài. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của Yonhap nhằm cải thiện khả năng đưa tin cũng như mở rộng hình thức sản xuất tin dựa trên công nghệ.

    Ông Nic Newman - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, Đại học Oxford cũng chia sẻ câu chuyện về hãng tin AP từng tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa việc xuất bản các tin tức về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trước đó, việc viết tin thủ công thì lượng tin bài ở mức vài trăm đơn vị mỗi quý rồi sau đó tăng lên hàng nghìn.

    tri tue nhan tao ai co thay the duoc nha bao spl
    Chú thích ảnh

    Các tờ báo, tạp chí lớn như New York Times, Reuters, The Guardian, BBC, rồi đến tòa soạn các hãng tin lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đã sử dụng nhiều công cụ AI để tham gia quá trình xử lý thông tin. Cách thức mà họ làm nên những rô bốt - nhà báo là tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại trong quá trình viết tin, bài theo một cấu trúc chung. 

    AI dần dần đóng vai trò như những người giúp việc, giảm bớt gánh nặng cho phóng viên. Đó là việc sử dụng các phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản để tiết kiệm thời gian nghe lại ghi âm của phóng viên, cho đến việc dùng phần mềm có thể quét qua hàng nghìn trang văn bản, giúp phóng viên củng cố, kiểm chứng thông tin…

    Tuy nhiên, theo ông  Nic Newman thì những sản phẩm báo chí điều tra hay yêu cầu tác nghiệp hiện trường, rô bốt không thể thay thế con người. Người đoạt giải Pulitzer sẽ vẫn là phóng viên bằng xương bằng thịt chứ không thể nào là máy móc.

    Có thể thấy rõ, khó áp dụng công nghệ này lên các sản phẩm phóng sự điều tra, bài bình luận, vì bài dạng này đòi hỏi luận điểm cá nhân, hay liên quan đến cảm xúc của con người và các tình huống phức tạp về mặt đạo đức hoặc pháp lý.

    Đại diện một số hãng tin đã ứng dụng công nghệ AI cũng cho rằng, dù mang lại rất nhiều lợi ích để nâng cao chất lượng trong hoạt động báo chí, nhưng robot không thể thay thế lực lượng phóng viên. Việc sử dụng “phóng viên robot” đơn giản là sẽ hỗ trợ tốt hơn, làm giảm bớt khối lượng công việc cho đội ngũ phóng viên. Qua đó, giúp các phóng viên có nhiều thời gian hơn cho những bài viết có tính chuyên sâu và quan trọng.

    Theo ông Jeremy Gilbert, Giám đốc Phụ trách các sáng kiến chiến lược của Báo The Washington Post, việc sử dụng AI sẽ có ích với các nhà báo, nó giống như khi họ bắt đầu biết tới máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. AI sẽ là công cụ hỗ trợ cho các nhà báo làm tốt công việc của mình. Hơn thế nữa, nó còn mang đến cho độc giả những tin tức mà họ muốn một cách nhanh nhất, với nhiều chủ đề hấp dẫn.

    Mộc Miên (Theo New York Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phong-vien-robot-cuoc-cach-mang-tri-tue-nhan-tao-trong-nganh-bao-chi-a541603.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan