Mới đây, tai nạn thương tâm đã xảy ra tại trang trại chăn nuôi lợn ở một thị trấn thuộc thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên.
Được biết, có 7 người thiệt mạng do ngộ độc khí; cơ quan quản lý về tình trạng khẩn cấp ở địa phương đang điều tra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự việc đau lòng này.
Headline News dẫn báo cáo của cơ quan chức năng cho hay, vụ tai nạn ngộ độc khí từ bể phốt tự hoại xảy ra vào chiều 13/4.
Sau khi nhận dược thông tin, các lực lượng chức năng của thành phố Bành Châu cùng đơn vị phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, các sở Y tế, Nông nghiệp, Nông thôn... nhanh chóng cử người đến hiện trường, phối hợp triển khai các hoạt động cứu hộ và đưa cả 7 người khỏi bể tự hoại.
Tuy nhiên, 4 nạn nhân đã tử vong sau khi việc cấp cứu tại hiện trường không hiệu quả. Ba người còn lại được đưa đi cấp cứu và điều trị đặc biệt, nhưng những nỗ lực này cũng không đem lại hiệu quả gì; họ qua đời tại bệnh viện.
Đại diện cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Bành Châu chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng đau buồn và rất tiếc về điều này. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra thêm".
Khí gas trong bể chất thải tự hoại độc như thế nào
Về cơ bản, các loại khí gas đều độc, khí sinh học cũng không ngoại lệ. Nếu không biết cách sử dụng hoặc hít phải quá nhiều khi biogas thì sẽ dễ dẫn tới hiện tượng ngạt khí, thậm chí là tử vong. Không ít trường hợp thương tâm xẩy ra do bị ngạt khí khi xử lý các sự cố của hầm biogas.
Khi khí biogas vừa mới được sản xuất, chưa bị đốt cháy thì sẽ có hại đối với sức khỏe của người tiếp xúc. Tuy nhiên, sau khi đốt, khí thải ra CO2 và hoàn toàn không có ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe con người. Vì thế, nhiều trường hợp ngạt khí xẩy ra chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với khí sinh học.
Mặc dù độc nhưng khi sinh học lại mang đến nhiều lợi ích nhất định, bà con chỉ cần cẩn thận khi sử dụng sẽ nhận được hiệu quả lớn. Khí sinh học được tạo thành nhờ quá trình ủ chất thải rong hoạt động chăn nuôi, nhờ vậy vấn đề chất thải, ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi sẽ được giải quyết.
Xây dựng hầm biogas và tận dụng lượng khí gas thu được để tái phục vụ cho các hoạt động chăn nuôi, sản xuất, thắp sáng, sưởi ấm,… Nước thải sau quá trình xử lý biogas có thể tận dụng để sẽ giúp khách hàng, người chăn nuôi tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn mỗi năm.
T.D (T/h)