+Aa-
    Zalo

    Trả tiền cơm bằng cách…quét khuôn mặt: không còn là viễn tưởng tại Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một nhà ăn sinh viên cũ tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) sau khi được xây dựng lại đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây, khi lần đầu tiên áp

    Một nhà ăn sinh viên cũ tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) sau khi được xây dựng lại đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây, khi lần đầu tiên áp dụng công nghệ nhận diện thông minh và trả tiền bằng nhận dạng khuôn mặt.

    Qui trình mua thức ăn “công nghệ cao” này diễn ra khá đơn giản: khi người mua bắt đầu lấy đĩa đựng cơm, hệ thống sẽ quét nhận diện khuôn mặt; sau khi lấy thức ăn và đặt vào khu tính tiền, hệ thống tự động tính toán trọng lượng thức ăn, lượng calo và số tiền phải trả. Chi tiết hóa đơn, thành phần dinh dưỡng của bữa ăn cũng lập tức được gửi tới điện thoại di động của người dùng thông qua ứng dụng được cài đặt trước.

    Giáo viên và học sinh Đại học Chiết Giang xếp hàng “quét khuôn mặt” để mua cơm

    Thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt đòi hỏi sự đồng bộ cao giữa thiết bị phần cứng, phần mềm và công nghệ bảo mật. Công nghệ này hiện vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm tại hầu hết các nước. Tháng 9 năm ngoái, Alipay ra mắt dịch vụ thanh toán nhận diện khuôn mặt tại một của hàng KFC tại thành phố Hàng Châu, trở thành mô hình thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt đầu tiên trên toàn cầu áp dụng trong thương mại.

    Thanh toán nhận diện khuôn mặt cùng với các phương thức thanh toán mới đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc, cho thấy nước này sẽ nhanh chóng tiến tới xã hội không dùng tiền mặt.

    Những năm gần đây, các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động nở rộ tại Trung Quốc. Theo thống kê đến 1/10/2017, quy mô thị trường thanh toán di động Trung Quốc đã đạt mức 24000 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Theo báo cáo từ iResearch, thanh toán qua điện thoại di động chiếm tới 54,8% lượng thanh toán qua bên thứ ba tại Trung Quốc

    Ngoài khai thác triệt để thị trường với hơn 1 tỷ dân trong nước, các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng của Trung Quốc đang tích cực mở rộng hoạt động tại nước ngoài. Trong năm 2017, Alipay đã phát triển hàng trăm ngàn khách hàng doanh nghiệp tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc, giá trị thanh toán tăng tới 306% so với năm 2016. Wechat cũng nhanh chân góp mặt tại 20 thị trường nước ngoài, cung cấp dịch vụ thanh toán bằng 13 loại tiền tệ khác nhau./.

    (Theo PEOPLE’S DAILY)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tra-tien-com-bang-cachquet-khuon-mat-khong-con-la-vien-tuong-tai-trung-quoc-a222574.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan