+Aa-
    Zalo

    TPP: Dệt may vừa mừng vừa lo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hiệp định TPP kí kết có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước. Cái lợi thì đã thấy nhưng cái lo cũng đang dần hiện hữu.

    (ĐSPL) – Hiệp định TPP kí kết có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may trong nước. Cái lợi thì đã thấy nhưng cái lo cũng đang dần hiện hữu.

    Cơ hội lớn cho ngành dệt may

    TPP mở ra cho Việt Nam cơ rất lớn hội nhập vào toàn cầu. Các mặt hàng trước nay Việt Nam đang xuất cho Mỹ như dệt, may, nông thủy sản cơ hội rất lớn…

    Riêng đối với các doanh nghiệp dệt may, TPP được đàm phám kết thúc sẽ mở ra cơ hội rất lớn vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn. Khi hiệp định này có hiệu lực, các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ giảm thuế từ 16\%-17\% xuống 0\%. 

    Hiệp định TPP chờ bùng nổ của ngành dệt may Việt Nam

    Chỉ tính nửa đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chiếm gần 70\% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành, khi gia nhập TPP, thị phần này còn tăng gấp đôi.

    Theo TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam tham gia TPP là nước kém phát triển nhất, cơ cấu kinh tế của Việt Nam khác các nước khác, trình độ cũng khác nên nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế các nước khi tham gia TPP sẽ bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh nhau. Đây là khác biệt lớn khi Việt Nam tham gia ASEAN cũng như khi tham gia Hiệp định hợp tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) do Trung Quốc hiện nay đang thúc đẩy.

    Khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ được mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản với các sản phẩm như dệt may, da giày, túi sách, đồ gỗ và các mặt hàng nông sản. Hơn nữa, Nhật Bản cũng rất muốn hợp tác với Việt Nam trong sản xuất rau quả tươi, cá và các sản phẩm khác. Đó là những tín hiệu đáng mừng của Việt Nam.

    Tiềm ẩn những khó khăn

    Tiềm năng lớn là vậy, tuy nhiên, điều các doanh nghiệp dệt may đang lo lắng, để hưởng được thuế ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định TPP, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có tỷ lệ nhất định từ nguyên liệu sợi, nhuộm của Việt Nam hoặc các từ các nước tham gia hiệp định.

    TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm - điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng. TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc.

    Ra nhập TPP, các doanh nghiệp dệt may phải chủ động được nguồn nguyên liệu

    Trong khi đó, theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Vitas, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50\%. Đây là thị trường mà hầu hết các nước xuất khẩu đều luôn mong muốn thâm nhập.
    Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty may Garmex Sài Gòn trả lời báo chí đã tỏ rõ lo ngại: “Khó khăn lớn nhất của ngành may VN vẫn là xuất xứ. Những DN làm may gia công như Garmex không có điều kiện để đầu tư làm dệt, nhuộm và lâu nay vẫn mua 50\% nguyên phụ liệu từ các DN FDI trong nước, 50\% còn lại nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ Trung Quốc, quốc gia không tham gia TPP. Mà theo quy định của TPP, muốn xuất khẩu không thuế vào khu vực này, phải sử dụng nguyên phụ liệu của các thành viên TPP”.
    Hiệp định TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
    Khi tham gia TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam cũng không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc mãi nếu muốn hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi theo quy định của TPP.
    Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành thấp (25\% doanh thu xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận 5-10\%, 70\% đơn thuần là cắt may), nhưng để chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cả về nguồn công nghệ và nhân lực.

     Nguyễn Trung

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tpp-det-may-vua-mung-vua-lo-a113824.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.